Phát huy giá trị của nghệ thuật múa Cơ Tu trong đời sống văn hóa cộng

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 68 - 69)

cộng đồng

Múa Cơ Tu là niềm tự hào trong các lễ hội truyền thống như: Lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, mừng nhà mới hay cưới hỏi… Trong đó, độc đáo nhất phải kể đến "Vũ điệu dâng trời". Đây là điệu múa đặc trưng của người Cơ Tu mang tính tập thể rất cao, gắn bó mật thiết với cộng đồng là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa âm thanh cồng chiêng cùng với tiếng "hú" vang xa, cao vút như nốt nhấn làm mạnh mẽ thêm cho ngôn ngữ múa. Có thể nói múa Cơ Tu là một điệu múa đẹp, vui nhộn, thu hút nhiều người tham gia.

Ngày nay, trải qua bao biến đổi của cuộc sống, đồng bào Cơ Tu đã tiếp nhận nhiều hình thức nghệ thuật mới từ bên ngoài nhưng vũ điệu Tung

tung Da dá vẫn còn bám rể, lưu truyền, phát triển trong sinh hoạt cộng đồng. Với người Cơ Tu, nhất là giới trẻ, múa Da dá vẫn là điệu múa khó, không phải ai cũng có thể tiếp thu và giữ đúng động tác truyền thống được.

Với những giá trị nổi bật đó nên hiện tượng văn hoá nêu trên đã được quan tâm kế thừa và nâng cao trong đời sống cộng đồng. Đồng bào Cơ Tu chẳng những giữ gìn điệu múa truyền thống, bảo tồn các loại hình nghệ thuật mà còn phát triển mạnh mẽ văn hóa truyền thống ở các bản làng. Không thể phủ nhận nỗ lực của chính quyền các địa phương miền núi trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong những năm qua. Tộc người Cơ Tu tại các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, trong những năm gần đây đã thực hiện tốt công tác phát huy giá trị của nghệ thuật múa Cơ Tu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w