Công tác tuyên truyền quảng bá

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 63 - 65)

Trước đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển như ngày nay, việc quảng bá nghệ thuật múa Cơ Tu được người dân biết đến chủ yếu qua truyền miệng. Xác định việc tuyên truyền, quảng bá loại

hình nghệ thuật múa Cơ Tu là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, đưa nghệ thuật múa Cơ Tu đến gần gủi hơn với công chúng. Ở các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam đã tập trung giải quyết đẩy mạnh công tác quảng bá nghệ thuật múa Cơ Tu trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, các mạng xã hội, internet…

Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội chính quyền huyện kết hợp với các trưởng bản, già làng tổ chức lễ hội cho tộc người Cơ Tu ở vùng núi cao Quảng Nam, theo đó tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, của tỉnh về lễ hội; kêu gọi các tour, tuyến du lịch của các công ty lữ hành đến với các huyện vùng cao để tham gia lễ hội, qua đó quảng bá các giá trị nghệ thuật múa của tộc người Cơ Tu đến đông đảo đến tầng lớp nhân dân.

Năm 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với các huyện miền núi Quảng Nam đã sưu tầm, nghiên cứu phục dựng ghi hình để lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa Cơ Tu trong đó có phục dựng múa Tung tung Da dá nhằm quảng bá và giữ gìn. Vào tháng 06/2016 đài Phát thanh truyền hình Quảng Nam (QRT) đã phát sóng.

Chính quyền các huyện miền núi đã phối hợp với Báo Quảng Nam, Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam để có nhiều bài viết, phóng sự tuyên truyền, quảng bá loại hình nghệ thuật này với công chúng. Hiện nay, công tác viết tin bài trên website của trung ương, tỉnh về nghệ thuật múa Cơ Tu được nhiều người quan tâm. Nhiều tin bài được đăng trên báo Quảng Nam, cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện. Với những hình thức tuyên truyền, quảng bá như vậy giờ đây múa Tung tung Da dá đang có dấu hiệu hồi sinh, đặc biệt mới đây, trong phiên họp Hội đồng Di sản Quốc gia lần thứ VII tại Hà Nội vào ngày 12.8.2014, đã công nhận loại hình múa Tung tung Da dá của người Cơ Tu Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật

thể cấp quốc gia. Điều đó không chỉ có ý nghĩa là niềm tự hào đối với tất cả người dân xứ trầm hương, mà nó còn tiếp thêm sức mạnh to lớn cho người Cơ Tu trong hành trình khôi phục và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình từ thời thượng cổ.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w