Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới.
Trong suốt sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm, đầu tư mọi mặt đối với đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bào phát triển mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao nhận thức, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc. Kết quả đạt được là rất khả quan, nhưng nhìn chung mọi mặt của đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách giữa miền núi và miềm xui còn khoảng cách khá xa; các thế lực thù địch không ngừng chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm âm mưu gây bạo loạn, lật đổ. Hiện nay các thế thực thù địch đang lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép ở một số khu vực. Nhân hoàn cảnh đồng bào Cơ Tu còn khó khăn về kinh tế, thấp kép về trình độ học vấn, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào và là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống các thế lực thù địch đang dùng lợi ích vật chất để mua chuộc, lôi kéo đồng bào, gieo rắc niềm tin tôn giáo mù quáng làm mê muội đồng
bào để xúi giục họ gây rối trật tự xã hội, tham gia các tổ chức chính trị phản động. Trước thực trạng đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thường xuyên theo dõi, tăng cường giám sát hoạt động tôn giáo để nắm bắt tình hình, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tránh xảy ra căng thẳng và hình thành điểm nóng.
Việc tăng cường hơn nữa thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, góp phần chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Do vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới mọi người dân để người dân nhận thức một cách hiệu quả nhất, củng cố vững chắc hơn khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, phát triển.
Đối với nghệ thuật múa Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam việc tuyên truyền, phổ biến đối với các tầng lớp nhân dân là điều vô cùng cần thiết trước nguy cơ di sản văn hóa phi vật thể này hiện nay dang dần bị mai một do sự phát triển ồ ạt của văn hóa ngoại lai khiến giới trẻ ở vùng núi Quảng Nam nói chung và tộc người Cơ Tu nói riêng ít còn mặn mà với loại hình nghệ thuật này.
Các cấp các ngành cần tập trung triển khai các công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân nhằm khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa Cơ Tu của cộng đồng mình. Việc nâng cao nhận thức của người dân phụ thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn… để từ đó có kế hoạch giáo dục, tuyên truyền cụ thể.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân hiểu được nội dung giá trị văn hóa, giá trị tư tưởng, thẫm mỹ của múa Cơ Tu trong đời sống xã hội hiện nay. Đối với người dân địa phương cần tuyên truyền rộng rãi để họ hiểu và biết được giá trị của múa Cơ Tu trong đời sống thông qua các hình thức tổ chức hội thảo hay các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng… thành lập các câu lạc bộ yêu thích múa là công việc rất có ý nghĩa để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn chúng.
Trong điều kiện nền kinh tế trường hiện nay, việc vân động, tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân cần gắn với công cuộc vận động xã hội hóa trong công cuộc bảo tồn. Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa truyền thống của mình.