Giá trị tâm linh

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 55 - 57)

Múa dân gian Cơ Tu cũng như các điệu múa dân gian khác của các dân tộc Việt Nam, nó có giá trị lâu đời và được hình thành từ trong cuộc

sống lao động, chiến đấu và trong sinh hoạt tín ngưỡng của từng tộc người, đó là sự kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc. Qua múa dân gian Cơ Tu ta thấy sự gắn bó đời sống lao động của người Cơ Tu với thiên nhiên đất trời, thần linh, thể hiện qua lễ cầu cho mùa màng tốt tươi.

Động tác hai tay dâng lễ vật lên trời có ý nghĩa linh thiêng, là muốn dâng lên thần linh những vật phẩm biểu thị biết ơn đối với các thần, biết ơn trời đất. Đồng thời cũng là để cầu xin thần linh trên trời cho dâng làng sự khỏe mạnh không bị dịch bệnh, ốm đau, cầu cho mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy kho, dâng làng no đủ… Theo lời kể của những người già trong làng ở huyện Nam Giang: Trước đây khi làm lễ cúng thần linh, trên hai bàn tay của cô gái múa Da dá còn có để chiếc lá trong đó có những vật phẩm như: Thịt xôi hay nắm cơm… nhưng sau này thì không còn nữa.

Thờ thần mặt trời cũng là tín ngưỡng của các dân tộc cư dân Đông Nam Á. Ở Việt Nam, đại đa số các dân tộc ít người có tín ngưỡng thờ đa thần. Người Cơ Tu ở địa bàn vùng núi của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng cũng vậy.

Người Cơ Tu theo tín ngưỡng đa thần. Thần là các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm chớp, mặt trời, mặt trăng, thần núi, thần sông, thần rừng, thần suối, thần rẫy, thần lúa. Thần ma lành hoặc ma dữ… Cúng thần tùy mức độ quan trọng, to nhỏ biểu hiện qua lễ vật cúng thần; nhỏ thì ổ trứng gà con gà, còn lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa thì dùng trâu. Xưa kia cao nhất là dùng máu người (máu của chiến binh bắt được). Theo người Cơ Tu, đối với siêu nhiên, máu của vật hiến sinh có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Làng thường có những “vật thiêng” cất giữ ở ngôi nhà Gươl coi như một lá bùa chung của làng. Đó là hồn đá kỳ dị, đầu súc vật săn được để đánh dấu một kỳ tích nào đó, mỗi cá nhân

thường cũng có vật thiêng làm bùa hộ mệnh như cung tên, nỏ, giáo mác… cất giữ trong nhà [6, tr. 103].

Người Cơ Tu có tập tục thờ cúng hương khói. Họ tâm niệm biết ơn với trời đất là phải thể hiện vào việc cụ thể vào việc dâng lễ, có được miếng ăn chia sẽ trước hết là các thần đất, trời. Đây chính là cội nguồn sức mạnh để góp phần chiến đấu, chiến thắng mọi thể lực và xây dựng bảo vệ làng, tổ quốc.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w