Không gian biểu diễn

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 48 - 49)

Múa Tung tung, Da dá là một phần không thể thiếu trong các lễ hội của tộc người Cơ Tu như: Lễ hội lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, dựng làng, dựng nhà Gươl… là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, mang đậm truyền thống của người Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang ở Quảng Nam. Với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa. "Vũ điệu dâng trời" là nghệ thuật diễn xướng nổi trội và được nhiều người yêu thích. Từ bao đời nay, người Cơ Tu múa Tung tung da Dá như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần.

Không gian biểu diễn múa Tung tung Da dá là ở trước nhà Gươl. Nguyên tắc về không gian diễn xướng là sự di chuyển mang ý nghĩa tái hiện sự chuyển động của cả vũ trụ. Khi người Cơ Tu tổ chức lễ hội, bao giờ cũng có một đống lửa được đốt lên ở trước nhà Gươl. Đống lửa ở trung tâm được xem như là biểu tượng mặt trời, vòng tròn của đội hình múa xung quanh được xem như là đường đi tuần hoàn của trái đất xoay quanh mặt trời để tạo nên bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, còn mỗi cá nhân người múa tự quay xung quanh mình với ẩn ý là sự luân chuyển giữa ngày và đêm. Khi tham gia vào vòng tròn trong điệu múa Tung tung - da Dá ta nhận biết

ra rằng tập thể vòng múa di chuyển từ trái sang phải, còn từng người tự quay vòng tròn quanh mình, chân nhún nhẹ nhàng luôn thực hiện động tác từ phải sang trái. Điều này cho chúng ta nhận thấy giống đàn chim hạc trên mặt trống đồng Đông Sơn cổ xưa luôn bay ngược kim đồng hồ là thể hiện nhớ về quá khứ, hướng về cội nguồn, tổ tiên, vòng múa Da dá cũng thể hiện rõ điều đó. Bằng những tư duy và ngụ ý đơn sơ như vậy, người Cơ Tu đã tái hiện lại sự chuyển động của vũ trụ để cả cộng đồng được giao tiếp, được gần gũi hơn với thiên nhiên, với các đấng linh thiêng và tổ tiên của mình.

Nhà Gươl (nhà làng truyền thống) của người Cơ Tu được xem là nơi tôn nghiêm, là linh hồn của cả làng, có vai trò rất lớn trong đời sống của đồng bào, tất cả các lễ hội đều diễn ra trước nhà Gươl. Chuẩn bị lễ hội, Người Cơ Tu sắp xếp, chỉnh lại các hoa văn, họa tiết và các con vật trang trí trong nhà Gươl. Bên các vách nhà Gươl hay những lối đối diện đều được trang trí những tấm dồ, tấm tút đẹp nhất như báo với thần linh, ông bà, tổ tiên biết tấm lòng thành của mình cầu mong cho buôn làng Cơ Tu luôn trường tồn.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w