Những ưu điểm

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 69 - 71)

Bảo tồn và phát huy nhệ thuật múa Cơ Tu là chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và các cấp lãnh đạo của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã rất quan tâm chăm lo phát triển văn hóa, và mọi mặt đời sống của xã hội. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nổ lực của tộc người Cơ Tu, trong những năm qua mọi mặt đời sống xã hội của tộc người Cơ Tu có nhiều tiến bộ, thể hiện qua một số thành tựu về việc đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân Cơ Tu ngày càng nâng cao, các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu đã được nghiên cứu đầu tư, phục dựng, đội ngũ nghệ nhân được phát huy tối đa năng lực trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.

có nghệ thuật múa Cơ Tu đã được chú trọng tiến hành trong các cơ quan như: Sở Văn hóa,Thể thao & Du lịch tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Hội văn nghệ dân gian, Hội văn học nghệ thuật…

Hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh của nghệ thuật múa Cơ Tu trên phương tiện thông tin đại chúng. Những giá trị văn hóa đó đã tạo nhiều ấn tượng về mảnh đất, con người, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa lâu đời của người dân Cơ Tu, nhất là giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu.

Nhiều hội diễn được lớn được tổ chức như Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản, các lễ hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. Và nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng được tổ chức như liên hoan “Âm vang cồng chiêng” và hội thi trang phục các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn… Đây là cơ hội để giúp các địa phương, các dân tộc anh em trong huyện giao lưu học hỏi hiểu biết lẫn nhau về bản sắc văn hóa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, là dịp tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa.

Với nhiều hoạt động lễ hội như thế thì bước đầu đã kết nối được các tour du lịch với một số doanh nghiệp, công ty lữ hành trong nước, để tổ chức quảng bá các hoạt động du lịch tại địa phương. Khi đã nhận thức được giá trị văn hóa của cộng đồng cộng thêm lợi ích kinh tế do chính vốn văn hóa đó mang lại cho người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đó.

Công tác quản lý trên địa bàn đã biết phát huy sự cố kết cộng đồng của người dân rất cao. Đó là truyền thống tốt đẹp được duy trì, phát huy qua các thế hệ. Tính cố kết trong dòng họ, cộng đồng thôn, bản cũng rất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w