Tài sản và lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 26 - 27)

giải quyết các vụ án cĩ liên quan đến trách nhiệm dân sự do tài sản bị xâm phạm. Trong thực tiễn xét xử, việc xác định thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút thường gặp khĩ khăn, đặc biệt là khi tài sản bị thiệt hại chưa từng được sử dụng để khai thác lợi tức, tài sản bị thiệt hại đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh để hình thành các tài sản khác2, Bài viết phân tích các căn cứ pháp lý để tính tốn thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác một số loại tài sản theo pháp luật dân sự.

Từ khĩa: Xác định thiệt hại, lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản, trách nhiệm bồi thường, Bộ

luật dân sự năm 2015.

Nhận bài: 21/9/2020; Hồn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng: 23/10/2020.

Abstract: The assessment of damage caused by infringement of property in general and the calculation of damage which are Interests associated with the use and exploitation of the property was lost or declined in particular has important implications, especially in the legal procedures of court cases involving civil liability due to infringement of property. In judicial practice, determining the damage which is the Interests associated with the use and exploitation of the property was lost or declined often faces difficulties, especially when the infringed property has never been used in order to exploit profits, damaged assets are in the process of production to form other assets. This article analyses the legal bases to calculate the damage which is the Interests associated with the use and exploitation of some types of assets according to civil law.

Keywords:Assessment of damage, Interests associated with the use and exploitation of the property, liability for compensation, Civil code 2015.

Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of Approval: 23/10/2020.

1. Tài sản và lợi ích gắn liền với việc sử dụng,khai thác tài sản khai thác tài sản

Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: (i) Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; (ii) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; (iii) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; và (iv) Thiệt hại khác do luật quy định. Việc xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng

cĩ lẽ khơng gặp nhiều khĩ khăn nhờ cĩ các quy định của pháp luật về định giá tài sản, thẩm định giá và nguyên tắc giá thị trường3. Tương tự, việc tính tốn chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại cĩ thể dựa trên các chí phí hợp lý thực tế đã thực hiện. Trường hợp thiệt hại chưa được khắc phục, cĩ thể dựa vào kết quả giám định thiệt hại4để tính tốn chi phí hợp lý để cĩ thể khắc phục thiệt hại đĩ.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là đề cập đến quyền sử dụng tài sản. Quyền sử

1Thạc sỹ, Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

2Ví dụ như trường hợp một dự án đầu tư bất động sản đang đầu tư dở dang (cĩ sản phẩm cuối cùng là các căn nhà ở thương mại để bán, cho thuê, kinh doanh)bị đình trệ, gián đoạn.

3 Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012: “Thẩm định giálà việc cơ quan, tổ chức cĩ chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.” 4Theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 BLTTDS, thì: “Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định”.

dụng là quyền khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 189 BLDS năm 2015). Chủ sở hữu và người được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật sau đây được gọi là “chủ thể cĩ quyền”. Tài sản cịn cĩ thể được phân loại thành bất động sản và động sản (Điều 107 BLDS năm 2015); tài sản hiện cĩ và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 108 BLDS năm 2015). Bất động sản hình thành trong tương lai ngày nay đã trở thành một thứ hàng hĩa khá phổ biến được cung cấp bởi chủ đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở thương mại. Quá trình hình thành tài sản - sản phẩm cuối cùng (nhà ở thương mại để bán, cho thuê, kinh doanh) lại liên quan đến tiền và rất nhiều loại tài sản khác (cịn gọi là chi phí đầu tư, chi phí sản xuất).

Để thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh, chủ thể cĩ quyền cĩ thể cho thuê, cho vay tài sản, mua bán tài sản, hoặc sử dụng tài sản vào quá trình sản xuất, kinh doanh để khai thác lợi tức. Đối với tài sản cĩ thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, chủ thể cĩ quyền cĩ thể khai thác lợi tức của tài sản bằng cách cho vay, cho thuê và lãi vay, tiền thuê theo các hợp đồng này, hợp đồng thuê chính là lợi tức mà chủ thể cĩ quyền khai thác được. Theo quy định tại Điều 463 BLDS năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, bên cho vay được hưởng lãi (lợi tức) theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật và được nhận lại tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng (tức là giá trị tài sản giữ nguyên hoặc hao mịn tự nhiên, trượt giá) sau khi hết thời hạn cho vay. Theo quy định tại Điều 472 BLDS về hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê được nhận tiền cho thuê (lợi tức) và được nhận lại tài sản cho thuê khi hết thời hạn thuê. Bên thuê cĩ nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê (Điều 477 BLDS năm 2015). Tài sản là tiền và vật đang tồn tại dưới dạng hàng hĩa, tài sản tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc là vật cĩ thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản thì chủ thể cĩ quyền đều cĩ thể khai thác lợi tức. Nhưng lợi

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)