Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là tiền và căn cứ tính tốn

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 29)

thác tài sản là tiền và căn cứ tính tốn

Phương thức và hiệu quả sử dụng cùng một số tiền trong cùng một khoảng thời gian nhất định của mỗi người trên thực tế cĩ thể khác nhau. Nhiều người sẽ sử dụng số tiền đĩ để cho người khác vay với mức lãi suất thỏa thuận khác nhau, hoặc cho vay khơng cĩ lãi. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là tiền trước hết phụ thuộc vào số tiền khoảng thời gian được sử dụng. Lợi ích ấy sẽ bị ảnh hưởng (giảm sút hoặc mất đi) nếu số tiền hoặc khoảng thời gian được sử dụng bị giảm sút hoặc mất đi.

Khi tiền là tài sản trong hợp đồng vay, căn cứ Điều 463 BLDS năm 2015, bên vay tiền phải trả lãi nếu cĩ thoả thuận hoặc pháp luật cĩ quy định. Như vậy, cĩ thể căn cứ vào hợp đồng vay để xác định lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là tiền cho vay trong thời hạn vay. Hết thời hạn cho vay tiền, việc tính tốn lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác khoản tiền cho vay khi lợi ích này bị xâm phạm tùy thuộc vào việc cho vay trước đĩ cĩ lãi hay khơng cĩ lãi.

Thời gian bên vay (cĩ lãi hoặc khơng cĩ lãi) chậm trả lại khoản tiền cho vay chính là khoảng thời gian lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác khoản tiền cho vay bị mất đi. Căn cứ pháp lý để tính tốn khoản thiệt hại này là Khoản 4 và điểm a Khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015. Theo quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015, trường hợp vay khơng cĩ lãi mà khi đến hạn mà bên vay khơng trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên cho vay cĩ quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp cĩ thoả thuận khác hoặc luật cĩ quy định khác. Theo Khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015, trường hợp vay cĩ lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp cĩ thoả thuận khác.

Quy định này cũng nhất quán với quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Điều 357 BLDS năm 2015, theo đĩ trường hợp bên cĩ nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đĩ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng khơng được vượt quá mức lãi suất được quy định tại Khoản 1 Điều 468 của BLDS năm 2015; nếu khơng cĩ thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của BLDS năm 2015. Chúng ta thấy rằng, khi một bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền sẽ khiến cho bên cĩ quyền mất đi lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác khoản tiền bị chậm trả trong suốt khoảng thời gian chậm trả đĩ. Nếu trước đĩ các bên khơng cĩ thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả thì khơng phụ thuộc vào mục đích sử dụng và hiệu quả khai thác lợi tức của các chủ thể khác nhau trên thực tế, BLDS năm 2015 đã ấn định mức lãi suất chậm trả (để tính thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác khoản tiền bị chậm trả) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của BLDS năm 2015 (10%/năm).

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 29)