HỒN THIỆN CHẾ ĐỊNH ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 67 - 72)

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CƠNG Ở VIỆT NAM

HỒN THIỆN CHẾ ĐỊNH ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM

Lê Minh Nhựt 1 Nguyễn Minh Phú 2

Tĩm tắt: Đình chỉ thi hành án dân sự (THADS) là một thủ tục được quy định trong Luật thi hành án

dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) mà Cơ quan thi hành án dân sự (Cơ quan THADS) áp dụng để kết thúc việc thi hành án, hay nĩi khác là chấm dứt quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Việc đình chỉ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, vì vậy pháp luật quy định Cơ quan THADS khơng được tùy tiện đình chỉ mà phải dựa trên căn cứ luật định. Trong phạm vi bài viết này chúng tơi phân tích những bất cập, vướng mắc, từ đĩ đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật về căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam.

Từ khĩa: Thi hành án dân sự, đình chỉ thi hành án dân sự, căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự.

Nhận bài: 21/9/2020; Hồn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng: 23/10/2020.

Abstract:Suspending enforcement of civil judgments is a procedure regulated in the law on enforcement of civil judgments in 2008 which is amended and supplemented in 2014. This procedure is applied by Agencies for Civil judgment enforcements to end the enforcement or to end legal relation of civil judgment enforcement in other words. Because suspending enforcement of civil judgments may cause certain consequences, affecting legitimate rights and interests of concerned persons, it is regulated that agencies of civil judgment enforcement must base on legal ground to suspend the enforcement of civil judgments. In this article, we analyze shortcomings, obstacles to make suggestions for finalizing legal regulations on grounds to suspend enforcement of civil judgments under Vietnam’s law.

Keywords:Civil judgment enforcement, suspend enforcement of civil judgments, ground to suspend enforcement of civil judgments.

Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of approval: 23/10/2020.

Đình chỉ THADS là một thủ tục trong số các thủ tục được quy định trong Luật THADS mà cơ quan THADS áp dụng để kết thúc việc thi hành án, chấm dứt trách nhiệm của Chấp hành viên (CHV) đối với việc thi hành án. Căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền của đình chỉ được quy định tại Điều 50 Luật THADS. Pháp luật THADS hiện hành vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa thế nào là đình chỉ THADS. Theo chúng tơi, Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành cần đưa ra định nghĩa về đình chỉ THADS để thống nhất trong cách hiểu.

Để đưa ra định nghĩa này, chúng tơi sẽ xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể, theo cách hiểu thơng thường, “đình chỉ” cĩ nghĩa là “làm ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn”3. Định nghĩa này nĩi lên mục đíchcủa đình chỉ là làm cho một hoạt

động đang diễn ra bị ngừng lại. Tuy nhiên ngừng lại trong thời gian bao lâu, ngừng cĩ thời hạn nhất định hay ngừng hẳn thì khơng rõ. Ở gĩc độ từ ngữ pháp lý thì “Đình chỉ thi hành án” được hiểu là “chấm dứt việc thi hành bản án đã cĩ hiệu lực pháp luật trong những trường hợp do pháp luật quy định”4. Cách hiểu này đã xác định đối tượng của hoạt động đình chỉ là việc thi hành bản án cĩ hiệu lực pháp luật và phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chưa cho biết thời gian chấm dứt việc thi hành án, cũng như đối tượng của hoạt động đình chỉ ngồi bản án cĩ hiệu lực pháp luật cịn đối tượng nào khác hay khơng.

Trong khoa học pháp lý hiện nay cĩ một số định nghĩa về khái niệm đình chỉ THADS, chẳng hạn như “Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định ngừng hẳn việc

1Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 2Thạc sỹ, Cộng sự pháp lý Cơng ty TNHH tư vấn và quản lý Khánh Minh.

3Viện Ngơn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng, tr.197. 4Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Thuật ngữ pháp lý - Tập 1, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.262.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

thi hành án dân sự khi cĩ căn cứ do pháp luật quy định”5hay “Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ thi hành án cụ thể hay nĩi cách khác là chấm dứt vai trị của CHV đối với việc tổ chức thi hành án đĩ khi cĩ một trong các căn cứ do pháp luật quy định”6.

Cả hai định nghĩa này cho thấy hậu quả của việc đình chỉ THADS là làm ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định cĩ hiệu lực pháp luật của cơ quan THADS. Ngừng hẳn được hiểu là chấm dứt hồn tồn quá trình thi hành án. Đây là điểm phân biệt giữa đình chỉ và hỗn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự (Trường hợp hỗn hay tạm định chỉ thì việc THA cĩ thể khơi phục lại khi căn cứ hỗn, tạm đình chỉ khơng cịn). Ngồi ra việc đình chỉ chỉ được tiến hành khi cĩ căn cứ luật định. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn chưa nêu rõ chủ thể thực hiện và đối tượng của hoạt động đình chỉ THADS. Theo quan điểm của chúng tơi, đình chỉ thi hành án dân sự nên được hiểu là “một thủ tục do Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành bằng một quyết định cụ thể nhằm làm ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi cĩ căn cứ do pháp luật quy định”.

Về căn cứ đình chỉ, Luật THADS quy định tám căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự tại Điều 507. Theo chúng tơi, quy định về các căn cứ đình chỉ THADS hiện nay tương đối hồn thiện. Tuy nhiên, trên thực tiễn khi áp dụng các quy định này vẫn cịn tồn tại một số bất cập, vướng mắc cần được giải

quyết, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc đình chỉ thi hành án liên quan

đến người thứ ba.

Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật THADS, đương sự cĩ thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án cĩ yêu cầu cơ quan THADS đình chỉ thi hành một phần hoặc tồn bộ quyền, lợi ích hợp pháp được hưởng theo bản án, quyết định thì cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ THA, trừ trường hợp việc đình chỉ THA ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Như vậy điều kiện khơng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba là bắt buộc nếu muốn áp dụng căn cứ này. Tuy nhiên Luật THADS lại khơng cho biết người thứ ba là ai và tiêu chí để xác định. Điều này đã gây khơng ít khĩ khăn cho cơ quan THADS khi áp dụng căn cứ này để đình chỉ, cụ thể qua vụ việc sau:

Vụ án tranh chấp dân sự về hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là vợ chồng bà Trịnh Thị S, người được thi hành án của 03 quyết định cơng nhận hịa giải thành số 02/DSST, số 05/DSST, số 06/DSST ngày 20/09/2015 của Tịa án nhân dân thành phố H với các bị đơn là vợ chồng ơng Nguyễn Văn D, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị C với số tiền phải trả là 900 triệu đồng và lãi chậm thi hành án. Đồng thời, bà Trịnh Thị S cũng là người phải thi hành án theo 02 bản án số 11/DSST và số 12/DSST ngày 24/03/2014 với số tiền phải nộp án phí dân sự sơ thẩm của hai bản án là gần 100 triệu đồng.

Quá trình tổ chức thi hành các bản án và quyết định của Tịa án, xác minh thực tế tại địa phương cho

5Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án Dân sự, Nguyễn Cơng Bình, Bùi Thị Huyên (Chủ biên), NXB CAND, tr.176.

6Lương Thanh Tùng (2013), “Đình chỉ thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 2, tr.27-32.

7Điều 50 Luật THADS đưa ra các căn cứ đỉnh chỉ thi hành án dân sự như sau:

a) Người phải thi hành án chết khơng để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đĩ theo bản án, quyết định khơng được chuyển giao cho người thừa kế;

b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đĩ theo bản án, quyết định khơng được chuyển giao cho người thừa kế hoặc khơng cĩ người thừa kế;

c) Đương sự cĩ thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án cĩ văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc tồn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc tồn bộ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật này; đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, khơng cịn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ khơng được chuyển giao cho tổ chức khác;

e) Cĩ quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;

g) Tịa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

thấy: Bà Trịnh Thị S là Giám đốc cơng ty TNHH X và tại thời điểm xác minh thi hành án thì cơng ty khơng cịn hoạt động, kinh doanh thua lỗ và khơng cĩ khả năng trả nợ, bản thân và gia đình bà S cũng khơng cĩ tài sản, thu nhập gì để đảm bảo thi hành án. Do đĩ, cơ quan thi hành án đã ra quyết định chưa cĩ điều kiện thi hành theo quy định tại Điều 44a Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) đối với 02 bản án số 11/DSST và số 12/DSST ngày 24/03/2014 về khoản tiền 100 triệu đồng án phí. Sau đĩ, đến năm 2016, bà S mới cĩ đơn yêu cầu thi hành đối với 03 quyết định cơng nhận hịa giải thành số 02/DSST, số 05/DSST và số 06/DSST ngày 20/09/2015. Qua xác minh điều kiện thi hành án thì vợ chồng ơng D, bà B, bà C đều cĩ hồn cảnh kinh tế rất khĩ khăn, khơng cĩ nghề nghiệp ổn định, đi làm thuê kiếm sống, thu nhập bấp bênh, chỉ đủ lo cuộc sống tối thiểu của gia đình và chỉ cĩ duy nhất một ngơi nhà cấp 4 cĩ giá trị khoảng hơn 100 triệu đồng (chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất). Quá trình giải quyết thi hành án, bà S đã thỏa thuận với vợ chồng ơng D, bà B, bà C là khơng yêu cầu thi hành án và từ bỏ quyền lợi được hưởng và yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành theo điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự8.

Vấn đề đặt ra trong vụ việc trên đĩ là tiêu chí xác định người thứ ba bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp. Chẳng hạn, nếu bà S từ bỏ quyền lợi của mình khi khơng cịn tài sản gì để thi hành án thì cĩ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba là Nhà nước đối với phần án phí hay khơng, người thứ ba cĩ phải là người cĩ quyền lợi trong cùng một vụ việc thi hành án hay bất kỳ ai cĩ quyền, lợi ích bị ảnh hưởng, tiêu chí xác định người thứ ba như thế nào?

Trên thực tế, cĩ hai quan điểm khác nhau về người thứ ba:

Quan điểm thứ nhấtcho rằng việc xác định người thứ ba phải là người cĩ quyền lợi liên quan đến người được THA trong cùng một việc thi hành án.

Quan điểm thứ hai cho rằng người thứ ba ở đây được xác định là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (kể cả Nhà nước) mà khi cơ quan THADS đình chỉ THA thì sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, quyền và lợi ích hợp pháp này phải được pháp

luật bảo vệ. Như vậy, người thứ ba khơng giới hạn trong cùng một việc THA, cĩ thể là bất kỳ ai cĩ quyền, lợi ích bị ảnh hưởng.

Về mặt văn bản pháp luật thi hành án dân sự, hiện nay khơng cĩ câu trả lời. Hiện nay trong Luật THADS cĩ quy định về người cĩ quyền, lợi nghĩa vụ liên quan, theo đĩ tại Điều 3 Luật THADS quy định người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự. Khái niệm này với khái niệm Người thứ ba cĩ thể bị nhầm lẫn.Vì vậy cần thiết phải phân biệt hai khái niệm này.

Theo chúng tơi, người thứ ba cần được hiểu rộng hơn và cĩ các tiêu chí để xác định như sau:

+ Cĩ quyền, lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng từ thỏa thuận, yêu cầu đình chỉ thi hành án của đương sự. Như vậy, người thứ ba khơng cĩ nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, mà chỉ cĩ quyền và lợi ích hợp pháp, trong khi đĩ người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cĩ thể cĩ nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.

+ Về phạm vi chủ thể: người thứ ba khơng giới hạn trong phạm vi cùng một việc thi hành án, mà cĩ thểở một hoặc nhiều việc thi hành án dân sự khác nhau hoặc cĩ thể bất kỳ ai cĩ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan, kể cả Nhà nước. Người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giới hạn trong phạm vi một việc thi hành án dân sự nhất định và chỉ những người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

+ Về cách thức xác định: dựa vào sự tự nguyện khai báo của đương sự hoặc qua rà sốt của Chấp hành viên hoặc người thứ ba này gửi đơn khơng đồng ý việc thỏa thuận, đơn yêu cầu đình chỉ của đương sự. Theo chúng tơi, để áp dụng thống nhất pháp luật cần sớm cĩ văn bản hướng dẫn về định nghĩa, tiêu chí, cách thức xác định người thứ ba.

Thứ hai,về căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự liên quan đến vật đặc định. Trên thực tế, phát sinh trường hợp thi hành nghĩa vụ trả vật đặc định nhưng vật đặc định khơng cịn hoặc hư hỏng đến mức khơng thể sử dụng được nhưng đương sự khơng thỏa thuận được về việc THA, mặc dù CHV đã hướng dẫn nhưng đương sự khơng thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như khơng rút yêu cầu thi hành án. Điều này gây

8Lê Thị Lanh (2019), “Những quan điểm khác nhau về đình chỉ thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 3, tr.23-25.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

khơng ít khĩ khăn cho cơ quan THADS khi khơng cĩ căn cứ để kết thúc việc thi hành, trong khi nếu kéo dài vụ việc thì cũng khơng thể giải quyết được.

Theo quy định của BLDS năm 2015, vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đĩ9. Trong THADS, việc thi hành đối với nghĩa vụ là vật đặc định thì CHV sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế trả vật nếu vật phải trả hiện đang cịn tồn tại. Nếu vật phải trả khơng cịn thì CHV khơng áp dụng biện pháp cưỡng chế trả vật. Trường hợp vật khơng cịn hoặc hư hỏng đến mức khơng thể sử dụng được mà đương sự cĩ thỏa thuận khác về việc thi hành án thì CHV thi hành theo thỏa thuận.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so10 2020 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)