động chứng minh tội phạm tham nhũng của các cơ quan và người cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự
Mặc dù BLHS năm 2015 đã quy định rõ các hành vi phạm tội về tham nhũng, tuy nhiên việc chứng minh tội phạm tham nhũng trên thực tiễn gặp nhiều khĩ khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:
Một là, thực tế hoạt động điều tra chứng minh tội phạm tham nhũng gặp nhiều khĩ khăn, vướng mắc, đặc biệt cơng tác phát hiện tham nhũng hiện nay gặp rất nhiều trở ngại. Việc tự phát hiện các vụ việc cĩ dấu hiệu tham nhũng trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đến các địa
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
phương hầu như khơng cĩ, do sợ bị trả thù, cơ lập hoặc đe dọa nên hầu hết khơng ai dám tố cáo hành vi tham nhũng của những người cĩ chức vụ, quyền hạn; Số vụ tham nhũng do các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn phát hiện chuyển cho Cơ quan điều tra cịn rất ít, chiếm tỷ lệ khơng đáng kể so với các tội phạm khác. Các vụ tham nhũng do cơ quan điều tra khởi tố, điều tra được thực hiện chủ yếu tiến hành thơng qua hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cơng an hoặc qua nguồn đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tố cáo của người dân. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối, cần đặt ra nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục trên thực tiễn.
Hai là,các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi những người cĩ chức vụ, quyền hạn, họ am hiểu và nắm chắc lĩnh vực mà họ hoạt động, do đĩ những chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này thường cĩ kế hoạch từ trước và đưa ra nhiều cách thức che đậy hành vi sai trái của mình, khơng chịu khai báo hoặc khai báo nhỏ giọt cầm chừng, khai báo gian dối nhằm che đậy hoặc đánh lạc hướng điều tra xác minh. Hiện nay, tội phạm tham nhũng khơng chỉ dừng lại ở những cá nhân đơn lẻ, nĩ đã phát triển thành lợi ích nhĩm với sự tiếp tay, giúp sức, che đậy của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ cĩ chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức đĩ. Điều này đã dẫn đến việc các cơ quan chức năng rất khĩ phát hiện và đấu tranh với tội phạm này trên thực tiễn cơng tác.
Ba là, bên cạnh đĩ, trong các vụ án tham nhũng, thơng thường sự việc phạm tội xảy ra đã lâu, hoặc cũng đã được thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với sự việc đĩ. Chính vì thế, nội dung sai phạm khi phát hiện trong nội bộ cơ quan, tổ chức đã được các đối tượng hợp thức, hồn thiện hồ sơ, sổ sách, tài liệu nên rất khĩ kết luận hành vi sai phạm trong giai đoạn điều tra ban đầu. Mặt khác, do án tham nhũng khi bị phát hiện và xử lý thì rất nặng nên các đối tượng luơn quyết liệt cản trở ngay từ khi xác minh điều tra ban đầu cho đến khi vụ án đưa ra xét xử. Theo đĩ, người thực hiện hành vi sai trái thường cĩ nhiều chiêu trị, thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội của mình như: Cung cấp tài liệu khơng đúng; Khơng khai báo hoặc che giấu tài liệu nhằm kéo dài thời gian; Đưa thơng tin khơng đúng sự thật tạo nên dư luận nhằm gây khĩ khăn trong chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng,…
Bốn là, cơng tác giám định liên quan đến vụ việc phạm tội tham nhũng hiện nay cịn gặp nhiều khĩ khăn, đặc biệt những hoạt động giám định ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, khoa học kỹ thuật…. Thời gian giám định kéo dài, nhiều vụ việc cơ quan giám định từ chối khơng nhận vì khơng đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nhân lực để thực hiện; Nhiều bản kết luận giám định khơng chính xác, cịn thiếu phải giám định bổ sung hoặc giám định lại nhiều lần… Cĩ vụ án thời gian giám định lên đến 13 tháng, nhiều hơn thời gian điều tra vụ án, dẫn đến việc phải tạm đình chỉ vụ án chờ kết quả giám định. Theo đĩ, việc xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng hiện nay đã gặp phải nhiều khĩ khăn, bất cập đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, xây dựng, đất đai. Đây chính là nguyên nhân mà cĩ rất ít các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được khởi tố để điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua. Vấn đề này cũng đang gặp rất nhiều khĩ khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tội phạm tham nhũng.
Năm là, cơng tác thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay gặp nhiều khĩ khăn, mặc dù tài sản thiệt hại rất lớn và đặc biệt lớn nhưng kết quả thu hồi tài sản tham nhũng sung quỹ Nhà nước vẫn chưa thực hiện được triệt để do các khối tài sản này được tẩu tán rất tinh vi, sử dụng vào việc tiêu xài hoang phí hoặc được đứng tên người khác, trong nhiều trường hợp rất khĩ xác định tài sản tham nhũng, thậm chí cĩ những khoản khơng tách bạch được. Đây cũng là vấn đề nan giải đặt ra cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục, thu hồi được nhiều tài sản về cho Nhà nước.
Sáu là,việc áp dụng quy định về tình tiết định khung “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội”tại điểm c khoản 3 Điều 353 (Tội tham ơ tài sản) và điểm d khoản 3 Điều 355 (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) là hành vi phạm tội cĩ khung hình phạt từ 13 năm đến 20 năm (là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) chưa được thống nhất, mỗi địa phương nhận thức và áp dụng theo những cách thức khác nhau do nhận thức, đánh giá chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Dẫn đến việc tùy tiện trong xử lý hành vi phạm tội. Đây cũng là vấn đề đặt ra nghiên cứu và hồn thiện.
Từ sự phân tích về thực trạng những khĩ khăn, bất cập trong hoạt động chứng minh tội phạm tham
nhũng của các cơ quan và người cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng nêu trên, chúng tơi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác trên thực tiễn như sau: