Vietjet Air là một trong các doanh nghiệp hàng đầu, có đóng góp lớn về kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Đến hết năm 2019, Công ty vận hành 78 tàu bay, tăng 14 chiếc so với năm 2018 và là đội tàu bay thế hệ mới, hiện đại có tuổi trung bình 2,82 năm, đạt độ tin cậy kỹ thuật 99,64% (thuộc nhóm hãng vận tải
hàng không an toàn khai thác bay hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Công ty đã tạo ra 5.144 việc làm trong đó đa số là nhân lực hàng không có trình độ cao. Vietjet Air nhiều năm liền được tổ chức Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage đánh giá trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam đồng thời đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2019 do HR Asia Awards bình chọn.
Kết quả kinh doanh hợp nhất của Vietjet Air trong thời gian gần đây như sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần hàng không Vietjet giai đoạn từ năm 2017- Quý I/2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Quý I/2020
1 Tổng doanh thu 42.303 53.577 50.603 7.230
1.1 Doanh thu vận tải
hàng không 22.549 33.779 38.589 7.230
1.2 Doanh thu bán tàu bay 19.754 19.798 12.014 0
2 Lợi nhuận kế toán
trước thuế 5.303 5.816 4.569 (966)
Lợi nhuận trước thuế
vận tải hàng không 2.045 3.045 3.869 (966)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017-2019 và Báo cáo tài chính quý I/2020 của Vietjet Air)
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần hàng không Vietjet giai đoạn từ năm 2017- 2019
STT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 15,48% 13,98% 11,11%
2 Tỷ suất EBIT 13,58% 12,10% 8,27%
3 Tỷ suất EBITDA 13,80% 12,38% 8,61%
4 Tỷ suất lợi nhuận ròng 11,99% 9,96% 7,52%
5 ROE 66,20% 43,32% 26,31%
6 ROA 19,62% 15,08% 8,66%
7 P/E 9,58 10,93 15,32
8 EPS (đồng) 11.241 9.850 7.029
9 Tỷ suất thanh toán hiện tại 1,27 1,28 1,28
10 Tỷ suất thanh toán nhanh 1,23 1,23 1,21
11 Nợ/Vốn chủ sở hữu 1,99 1,78 2,28
12 Nợ/Tổng tài sản 0,67 0,64 0,69
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017-2019 của Vietjet Air)
Bảng 2.3. Chi phí kinh doanh theo yếu tố của Công ty cổ phần hàng không Vietjet giai đoạn từ năm 2017- 2019
Đơn vị: tỷ đồng
STT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Chi phí nhiên liệu 8.060 13.259 15.039
2 Chi phí mua máy bay 16.354 16.850 8.151
3 Chi phí nhân công 2.237 3.251 4.781
4 Chi phí khấu hao và
phân bổ 95 147 175
5 Chi phí dịch vụ mua
ngoài 7.917 11.181 15.539
6 Chi phí khác 1.894 2.405 2.704
7 Tổng 36.557 47.093 46.389
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017-2019 của Vietjet Air)
Có thể thấy trước năm 2020, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietjet Air có kết quả tốt, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh chính là vận tải hàng không đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Từ năm 2017 đến hết năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận của Công ty với mức tăng doanh thu khoảng 25% và mức lợi nhuận tăng 10%. Mặc dù tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng doanh thu và lợi nhuận hoạt động vận tải hàng không vẫn tiếp tục tăng trưởng và tăng tỷ lệ đóng góp trong doanh thu, lợi nhuận của Công ty.
Kết quả kinh doanh chung của Vietjet Air được phản ánh trên các chỉ tiêu sinh lợi có xu hướng sụt giảm từ năm 2017 đến năm 2019. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về an toàn tài chính như tỷ suất thanh toán và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, nợ/tổng tài sản được Công ty duy trì ổn định, ở mức an toàn hơn so với nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Về cơ cấu chi phí kinh doanh, có thể thấy chi phí nhiên liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chi phí thường xuyên của doanh nghiệp và có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Riêng quý I/2020, do tác động của dịch bệnh Covid -19 gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành hàng không trong điều kiện nhiều nước trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, trong đó có Việt Nam, Vietjet Air ghi nhận mức doanh thu quý I/2020 giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019, và lần đầu tiên sau chuỗi nhiều năm kinh doanh có lãi, ghi nhận khoản lỗ 966 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty chứng khoán, đây vẫn là mức lỗ khả quan hơn các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, hàng không trong nước trở lại hoạt động bình thường thì tình hình tài chính, kinh doanh của Vietjet Air có cơ hội phục hồi.