Đặc điểm chung của ngành nghề kinh doanh và các quy định pháp lý ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 52 - 54)

lý ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ quy trình mua hàng và thanh toán tại Vietjet Air

Ngành nghề kinh doanh

Vietjet Air hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh vận chuyển hàng không: vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích lợi nhuận. Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện phải được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, cấp phép hoạt động.

Tại Việt Nam đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm, lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trong top 10 quốc gia tăng trưởng hàng không tốt nhất trên thế giới kể từ năm 2010 theo đánh giá của hãng Boeing.

Trong giai đoạn tới, tốc độ tăng trưởng của hàng không Việt Nam được dự báo đạt 7-8%/năm, xếp thứ 5 trên thế giới. Đồng thời đây cũng là lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ với việc gia nhập thị trường của các hãng hàng không mới, sự cạnh tranh có tính toàn cầu không chỉ với các hãng hàng không nội địa mà còn từ các hãng hàng không quốc tế.

Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp hàng không là doanh thu bán vé máy bay, vận chuyển hàng hóa và các doanh thu hoạt động phụ trợ như hành lý đi kèm, hàng hóa bán trên máy bay…Chi phí thường xuyên của doanh nghiệp hàng không là chi phí nhiên liệu, nhân công, dịch vụ sửa chữa máy bay và chi phí mua hàng hóa bán trên máy bay. Nghiệp vụ không phát sinh thường xuyên nhưng trọng yếu đối với doanh nghiệp hàng không là việc mua và bán máy bay, thuê và cho thuê máy bay.

Hoạt động vận tải hàng không trải rộng qua nhiều quốc gia, quy mô vốn lớn để đáp ứng yêu cầu pháp luật và tài trợ tài sản cố định nên doanh nghiệp hàng không cần thiết kế các chính sách, thủ tục để phù hợp với việc kiểm soát được tổng thể các hoạt động trong phạm vi rộng, phân tán. Đồng thời, doanh nghiệp chịu rủi ro từ biến động tỷ giá và lãi suất, sự sẵn có nguồn vốn từ thị trường tín dụng.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietjet Air bước đầu cho thấy yêu cầu thiết kế và vận hành KSNB tại doanh nghiệp cần thích hợp với mục tiêu kiểm soát hoạt động trong phạm vi rộng, phát hiện và ứng phó với các rủi ro đặc biệt là rủi ro pháp luật, tỷ giá, lãi suất để đạt được mục tiêu tuân thủ quy định pháp luật và bảo đảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, trong đó việc kiểm soát quy trình mua hàng thanh toán sẽ góp phần kiểm soát chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

Quy định pháp luật

quản lý nghiêm ngặt của cơ quan chức năng và sự điều chỉnh của hàng loạt quy định pháp luật: Trực tiếp đối với quá trình kinh doanh hoạt động là Luật Hàng không dân dụng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật và các chuẩn mực kế toán…đối với các công ty hàng không là doanh nghiệp đại chúng còn chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán. Đối với hoạt động mua hàng – thanh toán của doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Thuế và các quy định về kế toán đối với nghiệp vụ mua hàng – thanh toán…. Ngoài ra, hàng không là lĩnh vực mang yếu tố quốc tế, việc di chuyển trong không phận các quốc gia và hạ cánh tại các sân bay quốc tế cần tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại và các thông lệ quốc tế.

Theo đó, Vietjet Air cần đáp ứng các điều kiện về an toàn kỹ thuật bảo đảm phương tiện bay, có tổ chức bộ máy, có nhân viên đầy đủ năng lực chuyên môn bảo đảm an toàn khai thác bay và vận chuyển hàng không, có vốn tối thiểu đáp ứng điều kiện theo quy định tùy thuộc quy mô khai thác máy bay, có phương án kinh doanh và phát triển sản phẩm phù hợp theo Luật Hàng không dân dụng.

Như vậy, có thể thấy mỗi quy định pháp luật tạo ra sự ràng buộc và yêu cầu khác nhau đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietjet Air, từ đó tạo ra các yêu cầu khác nhau đối với KSNB mà trước hết phải bảo đảm mục tiêu tuân thủ. Các quy định nêu trên cũng có thể thay đổi dẫn đến yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng không cũng sẽ thay đổi và có những thách thức mới. Việc nhận diện và ứng phó với các rủi ro kinh tế, rủi ro pháp luật, rủi ro hoạt động và tuân thủ cần đặc biệt chú trọng tại các doanh nghiệp hàng không.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 52 - 54)