ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 120)

- Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực vận tải trong đó có vận tải hàng không. Các quy định về điều kiện kinh doanh hàng không và quy hoạch phát triển ngành hàng không do Bộ Giao thông Vận tải chủ trình trình cấp có thẩm quyền ban hành. Những thay đổi trong quy hoạch ngành và điều kiện kinh doanh sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của các doanh nghiệp về việc cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh bao gồm các điều kiện về vốn, số lượng tàu bay, bảo đảm an toàn bay, chiến lược phát triển doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của Công ty. Việc ổn định các quy định pháp luật là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, cần thiết thực hiện trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để rà soát các điểm bất cập của quy định trong triển khai, cũng như để hướng dẫn Doanh nghiệp trong thực hiện bảo đảm mục tiêu tuân thủ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc số lượng sân bay và sức chứa của các sân bay tại Việt Nam hiện nay đang quá tải chưa tương xứng với đội ngũ tàu bay và sự phát triển của các hãng hàng không, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét việc đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp vốn thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng sân bay hoặc xem xét phê duyệt cơ chế nhà nước – doanh nghiệp cùng phối hợp trong thực hiện xây dựng các sân bay như sân bay Long Thành, sân bay Nội Bài mở rộng để tận dụng các nguồn lực xã hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành dịch vụ hàng không.

- Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan giám sát vận hành của các doanh nghiệp hàng không để doanh nghiệp bảo đảm hoạt động vận hành, khai thác an toàn. Hiện nay việc bảo đảm an toàn bay của các hãng hàng không tại Việt Nam trong đó có Công ty cổ phần hàng không Vietjet được thực hiện tốt dưới sự hướng dẫn và giám sát của Cục Hàng không Việt Nam. Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam cần thiết duy trì các giám sát, hướng dẫn của mình với doanh nghiệp để bảo đảm an toàn bay, tính mạng của hành khách và uy tín

của các hãng hàng không.

- Đối với Bộ Công Thương, thiết lập và thực thi các chính sách về quản lý thị trường trong đó có thị trường xăng dầu và hàng hóa, bảo đảm các hàng hóa có chất lượng, lưu thông tự do trên thị trường, các nhà cung cấp có đầy đủ tư cách pháp lý và hành vi dân sự để tham gia cung cấp hàng hóa trên thị trường.

- Trong điều kiện trong 1 năm nay và có thể kéo dài trong 1-2 năm tới, Vietjet Air và các doanh nghiệp hàng không hiện nay đang gặp các khó khăn do dịch bệnh Covid 19, vì vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng không duy trì hoạt động, chuẩn bị nguồn lực cho phục hồi sau dịch:

+ Bộ Tài chính: Bên cạnh chính sách giãn thuế Thu nhập doanh nghiệp và Giá trị gia tăng, nghiên cứu mở rộng sắc thuế miễn giảm đối với thuế bảo vệ môi trường, tiêu thụ đặc biệt của nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ do đây là một trong các chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí thường xuyên của doanh nghiệp hàng không.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chính sách cho doanh nghiệp hàng không bao gồm doanh nghiệp tư nhân vay vốn ưu đãi, chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện giãn nợ để tài trợ hoạt động.

+ Bộ Giao thông Vận tải cho phép tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa trong điều kiện hoạt động vận tải hành khách bị giới hạn do dịch bệnh Covid 19 hiện nay.

3.4.2. Về phía Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA)

VABA là hiệp hội ngành nghề, đại diện cho các doanh nghiệp hàng không tại Việt Nam, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu KSNB hữu hiệu, về phía VABA cần tích cực thực hiện các hoạt động như:

- Tổ chức các diễn đàn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong các ngành nghề trong đó có kinh nghiệm về tổ chức KSNB, kiểm soát rủi ro với doanh nghiệp hàng không.

chính sách pháp luật liên quan hoạt động của doanh nghiệp hàng không, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh chính sách phù hợp đối với cơ quan nhà nước chuyên ngành để doanh nghiệp hàng không có môi trường pháp lý phù hợp để phát triển.

3.4.3. Về phía Công ty cổ phần hàng không Vietjet

Trên cơ sở nguyên tắc 5 nguồn lực (5M) để thực hiện, Vietjet Air cần bảo đảm các điều kiện để thực hiện hoàn thiện KSNB như sau:

- Thứ nhất,về con người (Man):

Nhận thức về KSNB: Đội ngũ lãnh đạo Công ty và toàn thể nhân viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của KSNB và lợi ích do KSNB mang lại với việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết đầu tiên để tiến hành các giải pháp hoàn thiện KSNB. Vì vậy, Vietjet Air cần duy trì, tăng cường, phổ biến nhận thức của nhân viên Công ty về KSNB đặc biệt là các nhân viên mới thông qua các buổi đào tạo bắt buộc, trao đổi, làm việc về khái niệm, vai trò, các yếu tố cấu tạo, việc thiết kế và vận hành các hoạt động kiểm soát, truyền thông, giám sát.

Năng lực và kỹ năng thực hiện, một trong các hạn chế tiềm tàng của KSNB chính là các sai sót của đội ngũ nhân viên thực hiện, theo đó người lao động cần có trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để thực hiện thiết lập, vận hành và giám sát hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro về sai sót, gian lận. Việc tuyển dụng nhân sự chất lượng và đào tạo nâng cao chuyên môn là giải pháp cần thiết và thông dụng để đạt được điều kiện cần thiết đối với con người trong KSNB.

- Thứ hai, về tài chính (Money): Bên cạnh con người trả lời câu hỏi “Ai thực hiện, Ai chịu trách nhiệm”, vấn đề tài chính “Nguồn lực để thực hiện ở đâu?” là điều kiện không thể thiếu đối với KSNB của doanh nghiệp. Mọi thiết kế và vận hành kiểm soát của KSNB đều trên cơ sở xem xét giữa lợi ích và chi phí của hoạt động. Vì vậy, Vietjet Air cần xây dựng kế hoạch tài chính, sử

dụng các nguồn lực hiệu quả, bố trí nguồn tiền cần thiết, hợp lý cho hoạt động KSNB tại Công ty.

- Thứ ba, về các yếu tố đầu vào (Materials): Đầu vào của quá trình hoàn thiện KSNB là một khái niệm trừu tượng, tuy nhiên để có thể đưa ra và thực hiện các giải pháp thì thông tin về KSNB của doanh nghiệp cần được tập hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đó là các thông tin về hoạt động của 5 yếu tố cấu thành KSNB trong doanh nghiệp, các thông tin về định hướng phát triển của doanh nghiệp, sự biến động của môi trường xung quanh doanh nghiệp được thu thập từ trong doanh nghiệp tại các bộ phận thực hiện, qua giám sát và từ các thông tin phản hồi bên ngoài doanh nghiệp để từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng KSNB tại doanh nghiệp, các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được cugnx như các rủi ro doanh nghiệp có thể phải đối mặt.

- Thứ tư, về công nghệ (Machine): Ứng dụng công nghệ 4.0 là chìa khóa cho vị thế cạnh tranh của Công ty, việc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý và giám sát các hoạt động giúp tiết kiệm thời gian, phạm vi kiểm soát rộng là cải cách quản lý cốt lõi của doanh nghiệp. Theo đó, Công ty cần nâng cao nhận thức KSNB trong môi trường công nghệ thông tin, tăng cường kiểm soát chặt chẽ quyền tiếp cận hệ thống và kiểm soát tại các khâu nhập liệu và chỉnh sửa dữ liệu.

- Thứ năm, về phương thức thực hiện (Method): Cách thức thực hiện và phân công trách nhiệm trong tổ chức hoạt động và KSNB của Công ty trước hết thể hiện ở cơ cấu tổ chức hợp lý, theo đó, Vietjet Air cần tiếp tục thực hiện hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng nhỏ gọn để các được triển khai nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu các nguồn lực. Các quy trình, quy chế hoạt động cần được ban hành đầy đủ làm căn cứ cho việc thực hiện KSNB. Quá trình thiết lập, vận hành và đánh giá KSNB là quá trình khép kín và vận hành liên tục. Các giải pháp hoàn thiện KSNB cần được thực hiện, theo dõi kết quả trong thực tế để tiếp tục đưa ra các bổ sung, sửa đổi phù hợp. Trách nhiệm

thực hiện đánh giá hiệu quả của KSNB, theo dõi việc thực hiện các giải pháp đối với KSNB thuộc trách nhiệm của Ban Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, theo đó Công ty cần bảo đảm Bộ phận Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ có đủ năng lực, công cụ và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã nêu mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần hàng không Vietjet, yêu cầu hoàn thiện KSNB tại quy trình mua hàng – thnah toán của Công ty cũng như nguyên tắc hoàn thiện KSNB quy trình mua hàng – thanh toán tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet.

Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB quy trình mua hàng – thanh toán tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet và điều kiện để các giải pháp này được thực hiện và mang lại hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hàng không là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây và cũng là một trong những lĩnh vực chịu thách thức lớn nhất một năm nay dưới tác động của dịch bệnh. KSNB nói chung và KSNB quy trình mua hàng – thanh toán nói riêng tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các rủi ro, tăng cường hiệu quả và hiệu năng hoạt động, bảo đảm tính tuân thủ và độ tin cậy của báo cáo của Đơn vị. Nghiên cứu về vấn đề này, Luận văn đã đạt được:

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận về KSNB và KSNB quy trình mua hàng – thanh toán tại doanh nghiệp.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng KSNB tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet, từ đó đánh giá kết quả và những mặt hạn chế còn tồn tại.

Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB quy trình mua hàng - thanh toán tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Thùy Linh đã tạo điều kiện, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, giúp tôi hoàn thành Luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và sự hạn chế về kinh nghiệm của bản thân nên Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Tôi mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các Quý thầy/cô giáo cùng những người quan tâm để Luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1- Hệ thống tài khoản kế toán), NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2 - Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập, báo cáo tài chính hợp nhất, chứng từ và sổ kế toán, ví dụ thực hành), NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Chính phủ (2019), Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

5. Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (2013), Internal Control – Intergrated framework.

6. Cổng thông tin điện tử của Công ty cổ phần hàng không Vietjet:

https://www.vietjetair.com

7. Đinh Hoài Nam (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.

8. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2014), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

risk of material misstatement through understanding the entity and its environment.

10. Ngô Thị Hoàng An (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

11. Trịnh Văn Vinh, Giang Thị Xuyến (2012), Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

12. Lưu Đức Tuyên, Đậu Ngọc Châu (2010), Kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

14. Vũ Thùy Linh (2015), Khuôn khổ mới về kiểm soát nội bộ - Lý luận và thực tiễn, Hội thảo khoa học giáo viên năm 2015, Khoa Kế toán, Học viện Tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w