Khả năng bổ sung giữa doanh nghiệp hoạt động/ có thể hoạt động trong địa phương

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing địa phương (Trang 33 - 34)

Đây là nhân tố thuộc về cầu nội địa. Các điều kiện về cầu nội địa đối với sản phẩm hay dịch vụ của một địa phương là rất quan trọng bởi chúng xác định tỷ lệ và thực chất của việc cải tiếnvà đổi mới do các địa phương thực hiện trong một quốc gia. Ba đặc điểm của cầu nội địa rất quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một địa phương như kết cấu nội địa, quy mô và mô hình tăng trưởng cầu nội địa và các phương tiện mà với nó cầu nội địa của một quốc gia có thể thu hút các sản phẩm và dịch vụ tham gia vào thị trường nước ngoài.

Kết cấu cầu nội địa xác định bằng cách nào các địa phương nhận thức được, nắm rõ và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng “nội địa”. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được khi cầu nội địa mang lại cho một địa phương một hình ảnh tích cực về môi trường đầu tư. Lợi thế này càng được thúc đẩy khi những khách hàng nội địa buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải thay đổi cách nhìn đối với một địa phương.

Quy mô và sự tăng trưởng của thị trường nội địa một cách nhanh chóng là nhân tố kích thích các địa phương đầu tư vào các hoạt động thu hút khách hàng. Một cầu nội địa mới, đặc biệt nếunó dự đoán trước nhu cầu thế giới, sẽ mang lại cho các địa phương một sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Cầu nội địa bão hòa sẽ đặt áp lực lên các địa phương làphải mở rộng thị trường quốc tếvà tiếp tục đổi mới.

3.2.4. Khả năng bổ sung giữa doanh nghiệp hoạt động/ có thể hoạt động trong địa phương phương

Việc nhận diện các doanh nghiệp trên địa phương, có mối liên quan và hỗ trợ trực tiếp lẫn nhau có thể đưa lại cho địa phương một lợi thế cạnh tranh. Các ngành công nghiệp cung ứng các sản phẩm đầu vào cho những ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng, đến lượt mình những ngành sản xuất cuối cùng sẽ cạnh tranh ở tầm quốc tế về giá cả chất lượng. Những ngành cạnh tranh cuối cùng sẽ dễ dàng tiếp cận những sản phẩm đầu vào và những công nghệ để sản xuất ra chúng với những cơ cấu quản lý và cơ cấu tổ chức nhằm làm cho những ngành này trở nên cạnh tranh.

33

Chính điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư xem xét và lựa chọn địa phương để đặt cơ sở sản xuất. Những lợi thế tượng tự cũng được mang lại khi có những ngành công nghiệp có mối liên quan quốc tế trong một địa phương. Những cơ hội này được sử dụng để phối hợp và chia sẻ những hoạt độngcủa dây chuyền đơn vị sản xuất. Một ví dụ về cơ hội chia sẻ này là giữa các nhà sản xuất phần cứng computer với các nhà sản xuất phần mềm. Những ngành công nghiệp có mối tương quan đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing địa phương (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)