Rất nhiều nhà quản lý marketing tin rằng marketing một địa phương đơn thuần có
nghĩa là quảng cáo cho địa phương đó. Tuy nhiên, quảng cáo không phải là hoạt động
quan trọng nhất, chỉ có mỗi hoạt động quảng cáo sẽ không chỉ giúp ích gì cho một địa phương đang gặp khó khăn, nó chỉ giúp cho khách hàng đến với địa phương đó sớm nhất
phát hiện ra những khó khăn của một địa phương thực sự như thế nào.
Marketing địa phương có nghĩa là thiết kế ra một “sản phẩm- địa phương” để thỏa
mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Hoạt động marketing này thành công khi người dân
và doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với cộng đồng của họ và sự kỳ vọng của khách du
lịch và nhà đầu tư được thỏa mãn.
Hình 7.13 Các cấp độ marketing địa phương
Trong hình trên, các yếu tố khác nhau của marketing địa phương được tóm tắt trong một hệ thống gọi là “các cấp độ của marketing địa phương”. Quy trình này bao
82
gồm các mục tiêu thị trường là các phân đoạn thị trường và khách hàng mà một địa phương chọn để gửi thông điệp marketing. Nhân tố marketing là sức hấp dẫn và cơ sở hạ tầng của địa phương bao gồm con người, hình ảnh và chất lượng cuộc sống của địa phương. Nhóm kế hoạch chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát quá trình marketing địa phương. Việc tạo ra quá trình giá trị gia tăng có 4 giai đoạn marketing chủ yếu:
- Dịch vụ cơ bản phải được cải thiện và cơ sở hạ tầng phải được đảm bảo để thỏa
mãn cư dân, nhà doanh nghiệp và du khách.
- Địa phương cần phải tạo ra sức hấp dẫn mới nhằm duy trì các hoạt động kinh
doanh và công chúng hiện đại, qua đó tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh và cư dân mới.
- Địa phương cần phải truyền thông những đặc điểm và lợi ích của mình với một
lợi ích tích cực và chương trình khuếch trương mạnh mẽ.
- Địa phương cần tìm kiếm và duy trì sự ủng hộ của người dân, các lãnh đạo và
các cơ quan tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư và du khách mới.
Rõ ràng marketing địa phương liên quan đến ba nhóm chính. Thứ nhất, đó là du khách của địa phương (khách du lịch, công nhân và cư dân, doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu). Thứ hai, đó là các yếu tố địa phương như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hình ảnh và các đặc trưng hấp dẫn khác. Thứ ba, các nhà hoạch định và thực hiện chiến lược marketing địa phương. Đó là các chủ thể marketing địa phương, điển hình như:
- Khách thể: khách hàng là nhà đầu tư (doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu).
- Chủ thể: lãnh đạo địa phương.
- Các yếu tố địa phương: tập trung chủ yếu vào chiến lược sản phẩm-địa phương
và chiến lược quảng bá địa phương.
Ba yếu tố trên đều hướng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn để phát triển kinh tế-xã hội trong phạm vi địa phương.
83
Hình 7.14 Mix –Địa phương
Giới hạn nghiên cứu trên xuất phát từ thực tế ở Việt Nam là trong marketing địa phương, yếu tố sản phẩm địa phương bao gồm nhiều nội dung của chính quyền. Yếu tố giá cả cũng bị chi phối bởi các quy định của chính phủ. Còn yếu tố công chúng và thái độ
của họ đối với “khách hàng” của địa phương, nhất là đối với nhà đầu tư, phụ thuộc đáng
kể vào mức độ đúng đắn và hiệu quả của các chính sách, qui định do chính địa phương
đưa ra.Khi xây dựng chiến lược marketing địa phươngcho một hay nhiều thị trường mục
tiêu, các chủ thể marketing cần phải xác lập chiến lược định vị địa phương. Định vị thường được coi là “bản lề” kết nối các thông tin thu thập được về thị trường và môi trường marketing địa phương với các chính sách marketing của các chủ thể marketing địa
phương. Tư tưởng cơ bản của định vị địa phương là tạo ra một bản sắc riêng biệt, độc
đáo, hấp dẫn.. của địa phương trong nhận thức của thị trường khách hàng mục tiêu.