Khuyến nghị với các ứng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 103 - 107)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN

3.3.3. Khuyến nghị với các ứng viên

Tích cực nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những chính sách mới, quy định riêng của tỉnh Lạng Sơn cũng như của Trung ương về ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm cá nhân dự kiến đăng ký dự thi.

Chấp hành nội quy, quy chế kỳ thi một cách nghiêm túc.

Có kiến nghị, đề xuất của cá nhân nếu thấy có bất kỳ điểm hay quy định chưa hợp lý trong tổ chức thực hiện tuyển dụng công chức góp phần hoàn thiện dần công tác tuyển dụng công chức.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu luận văn đã đạt được một số kết quả sau:. Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề cơ bản về tuyển dụng công chức tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn: các khái niệm có liên quan về tuyển dụng cong chức, các yếu tố cơ bản, nguyên tắc, hình thức, quy trình, mục tiêu tuyển dụng công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng công chức.

Luận văn đã phân tích thực trạng tuyển dụng công chức tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn về: chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động của sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, bộ máy, hình thức, quy trình thực hiện tuyển dụng tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, đánh giá việc tuyển dụng tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn: mục tiêu từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để từ đó thấy được những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề có khả năng phát huy tốt và những vẫn đề còn tồn tại có thể được cải thiện.

Dựa trên cơ sở lý luận và xuất phát từ thực trạng tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đã được phân tích Học viên mạnh dạn đưa ra phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện tuyển dụng công chức tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn cùng với một số kiến nghị đối với cơ quan Trung ương, các cơ quan liên quan tại tỉnh Lạng Sơn và các ứng viên là người dự tuyển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển dụng công chức cho sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đáp.

Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, Học viên đã cố gắng nghiên cứu thực tế, vận dụng những kiến thức lý luận tiếp thu từ tài liệu, từ nhà trường, đi sâu tìm hiểu, điều tra, khảo sát thực tiễn về tuyển dụng công chức tại sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, tuyển dụng công chức là một hoạt động có tính chất vô cùng quan trọng và có sự thay đổi trong từng hoàn cảnh, thời kỳ khác nhau, nên việc xây dựng những giải pháp hoàn thiện tuyển dụng công chức cũng sẽ có sự thay đổi, thiếu xót. Do đó, để hoàn thiện tuyển dụng công chức cần phải có những nghiên cứu tiếp theo. Với những hiểu biết còn hạn hẹp và nghiên cứu còn thiếu xót của mình, học viên mong muốn nhận được thêm những ý kiên góp ý của thầy cô để tuyển dụng công chức hoàn thiện hơn./.

1. Bùi Thị Liên (2015), “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La”.

2. Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Phê duyệt kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức năm 2017.

3. Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (2019), Công nhận kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức năm 2019.

4. Đinh Ngọc Giang, Thạc sĩ Vũ Khánh Hoàn (2017), “Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị.

5. Đỗ Quỳnh Liên (2019),“Mấy khía cạnh lý luận về cán bộ, công chức cấp cơ sở”, Tạp trí của Ban tuyên giáo Trung ương.

6. Học viện hành chính quốc gia (2010), Tập bài giảng Nhân sự hành chính nhà nước dùng cho đào tạo cử nhân hành chính, của Khoa Tổ chức và Quản lý nhân 13. Lê Thị Trâm Oanh (2013) “Đổi mới hoạt động tuyển dụng nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

7. Nguyễn Quốc Chiến (2019), “Quản lý công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai”.

8. Nguyễn Thị Hoài Thương (2017), “Tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình”.

9. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2016), Giáo trình quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Phạm Đức Thành (2006) “Giáo trình Quản trị nhân lực”, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Phan Thị Thúy Hạnh (2018), “Tuyển dụng công chức tại Tổng cục thuế”.

12. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, http://vanban.chinhphu.vn

13. Sở Nội vụ (2016), Báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính.

14. Sở Nội vụ (2017), Báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính.

15. Sở Nội vụ (2018), Báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính.

16. Sở Nội vụ (2019), Báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính.

19. Trần Thị Thơ (2019), “Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức ở một số quốc gia và những gợi mở cho Việt Nam”,

Tạp chí Tổ chức nhà nước.

20. UBND tỉnh Lạng Sơn (2008), Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức.

21. UBND tỉnh Lạng Sơn (2013), Quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn.

22. UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn.

23. UBND tỉnh Lạng Sơn (2019), Thông báo danh sách thi sinh đủ điều kiện dự thi; thí sinh thuộc đối tượng tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức; thí sinh không đủ điều kiện dự thi công chức năm 2019 tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 103 - 107)