Thực trạng lao động, việc làm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 37 - 42)

- Tình hình lao động:

Bảng 2.2 Số lượng lao động tại Việt Nam trong 3 năm từ 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu người

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lao động 55.6 54.8 55.1

Số lượng lao động của Việt Nam hiện nay là khoảng 54.8 triệu người đứng thứ 11 so với các nước trên thế giới (năm 2019). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 là khoảng 48.3 triệu người, giảm 650 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16.5 triệu người, chiếm 34.1%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 21.9 triệu người, chiếm 45.4% lực lượng lao động trong độ tuổi của

cả nước. Mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung (trên 21%) và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Những khu vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đô thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây.

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm việc làm.

- Tình hình việc làm của các lao động:

Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 ước tính là 54.7 triệu người, tăng 416.0 nghìn người so với năm 2018 (trong đó, ở khu vực thành thị đạt 18.1 triệu người, chiếm 33.1%). Việc làm sẽ tiếp tục được tạo ra, số lao động có việc làm trong năm 2019 tiếp tục tăng lên, khoảng 56 triệu lao động có việc làm. Trong đó, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 37.12%, ngành công nghiệp - Xây dựng 28.28% và ngành dịch vụ chiếm

34.6%. Tuyển dụng năm 2019 của các doanh nghiệp tiếp tục có sự gia tăng, trong đó cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý I năm 2020 là 1.1 triệu người; quý II là 1.4 triệu người; quý III là 1.3 triệu người; quý IV là 902.2 nghìn người. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2020 là 2.21%; quý II là 3.08%; quý III là 2,79%%; quý IV là 1,89%.

Hơn một nửa số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 57.1%, giảm 22.8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 16.2%, tăng 9.7 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 26.7%, tăng 13.1 điểm phần trăm.

Tính chung năm 2020, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi là gần 1.2 triệu người, tăng 277.8 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2.51%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1.68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2.93% (tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2019 tương ứng là 1.50%; 0.76%; 1.87%).

Hơn một nửa số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2020 đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 53.7%, giảm 15.6 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20.2%, tăng 10.7 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 26.1%, tăng 4.9 điểm phần trăm. Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Đối với lao động trong độ tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2020 của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2.87%; sơ cấp là 2.25%; trung cấp là 1.58%; cao đẳng là 1.52%; từ đại học trở lên là 1.04%. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 gần 1.1 triệu người, giảm 5.5 nghìn người so với năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 là 2.16%, giảm 0.03 điểm phần trăm so với năm 2018. Tỷ lệ

thất nghiệp của thanh niên từ 15- 24 tuổi cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung do lực lượng này khi tham gia vào thị trường lao động thường có xu hướng tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ năng lực của mình hơn so với các nhóm dân số ở độ tuổi khác. Đây là tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Tình hình lao động nghỉ việc:

Đại dịch Covid-19 tác động đến tất cả quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là lao động và việc làm. Trong tổng số 9.1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 540 nghìn người bị mất việc, 2.8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3.1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên.

Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15.6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10.4%. Nhóm lao động thất nghiệp chịu tác động mạnh mẽ nhất khi 36.3% trong số họ vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực, tiếp đó là lao động có việc làm (15.5%), chỉ có 4.3% lao động không hoạt động kinh tế còn chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch này. Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7.5% lao động cho biết chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng với 16.5% lao động bị ảnh hưởng. Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20.4%.

Kết quả thống kê cho thấy là quý II năm 2020 đánh dấu sự sụt giảm lực lượng lao động lên tới hơn 2 triệu người - mức giảm chưa từng có trong thập kỷ vừa qua, lực lượng lao động giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và lao động nữ. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm, tính đến giữa tháng 4 năm 2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (hơn 1,2 triệu lao động), tiếp đến là lao động

trong ngành bán buôn, bán lẻ (hơn 1,1 triệu lao động) và lao động trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (gần 740 nghìn lao động).

Khoảng 54% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, 46% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã. Trong đó, khoảng 70% lao động bị ảnh hưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã; trong khi đó, đa số lao động bị ảnh hưởng của các ngành “bán buôn, bán lẻ” và “dịch vụ lưu trú và ăn uống” hiện đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh cá thể, tương ứng là 74% và 73%.

Theo Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam của Anphabe, tỷ lệ nghỉ việc đang gia tăng liên tục trong vòng 3 năm qua và cán mốc đáng báo động 24% trong năm 2019. Trong đó, ở cấp bậc nhân viên, nhóm lương dưới 10 triệu có tỷ lệ cao nhất với 29%. Tuy nhiên, ở các cấp bậc cao hơn như trưởng nhóm, quản lý, giám đốc… lương càng cao thì dự định nghỉ việc càng nhiều, nhất là 4 phòng ban quan trọng là tiếp thị, tiếp thị bán hàng, công nghệ thông tin và tài chính. Cũng theo khảo sát, tỷ lệ nghỉ việc ở nhóm trẻ cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác. Đáng nói là, ngay cả “hài lòng” về môi trường làm việc, thì vẫn có hơn 17% dự tính nghỉ trong vòng một năm tới. Nhân viên thâm niên dưới hai năm có rủi ro nghỉ việc cao nhất, đặc biệt ở cấp quản lý và giám đốc cao hơn hẳn các mức thâm niên khác. Phân tích trên mức lương, ở nhóm nhân viên có lương trên 80 triệu đồng, trung bình cứ hai người sẽ có một người có ý định nghỉ. Không chỉ tỷ lệ nghỉ việc đang gia tăng mà nhóm thất thoát đáng tiếc (nhân viên dù đang có ý định nghỉ việc nhưng nỗ lực vẫn cao) đang nhảy vọt đáng lo ngại (gấp 3 lần so với năm 2018). Theo nhận định, khi một nhân viên nghỉ việc sẽ tạo ra những “tổn thất” không ngờ tới bởi để tuyển dụng, ít nhất phải mất 15-20% lương năm của vị trí đó mới tìm được một người thay thế. Song nếu người ra đi là người giỏi và nỗ lực cao,“thất thoát” sẽ cao hơn nhiều. Nguyên nhân được chỉ ra là do các kiến thức và mối quan hệ bị mất đi, chi phí đào tạo người mới... Tổng các chi phí này dễ dàng

lên tới 1 - 2 năm lương của người ra đi, dẫn tới gánh nặng chi phí khổng lồ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 37 - 42)

w