- Số liệu thứ cấp: Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ sách, báo, luận văn, internet, tài liệu chuyên môn, website,… và từ phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi với người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, tức là có thể tiếp cận các đối tượng khảo sát ở bất cứ nơi đâu tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột.
Theo Harris (1985) cho rằng cỡ mẫu phù hợp để chạy hồi quy đa biến phải bằng số biến độc lập cộng thêm ít nhất là 50 mà mô hình khảo sát trong nghiên cứu có 6 biến độc lập do đó số mẫu cần thiết là n = 50 + 6= 56. Đối với đề tài này, do giới hạn về tài chính và thời gian cùng với số lượng lao động của công ty khá nhỏ, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Như vậy số lượng mẫu được chọn trong nghiên cứu này là 56 mẫu.
- Phương pháp lập bảng câu hỏi:
Nghiên cứu này gồm hai bước chính: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
+ Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 5 người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi nghiên cứu định lượng.
+ Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện chính thức thông qua kỹ thuật điều tra bằng bảng câu hỏi với 56người lao động. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường và các giả thuyết của mô hình.
- Tìm hiểu ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột với các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert bao gồm 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý ; (3) Bình thường ; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.