Bảng 4.13 Kết quả kiểm định sự khác biệt về kinh nghiệm làm việc đến các yếu tố ảnh hưởng ý định nghỉ việc
Mean F F crit Dưới 1 năm 1 – 5 năm 6 -10 năm Trên 10 năm
Lương và phúc lợi 3.78 3.49 3.82 3.86 20.39 3.49 Hài lòng công việc 3.03 3.25 2.79 2.83 5.97 3.49
Gắn kết tổ chức 3.53 3.06 3.29 3.03 4.16 3.49
Áp lực công việc 3.37 3.83 3.33 2.81 14.61 4.07 Đào tạo phát triển 2.86 2.59 2.79 2.53 1.20 3.49
Văn hóa tổ chức 2.81 2.79 2.84 2.37 1.06 4.07
Nguồn: Xử lý Excel
Nhận xét: Thực hiện bằng kiểm định Anova: Single Factor. Từ kết quả trên ta thấy: Có sự khác biệt của kinh nghiệm về đánh giá mức độ ý định nghỉ việc của các yếu tố lương và phúc lợi, hài lòng công việc, gắn kết tổ chức và hài lòng công việc ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc. Điều này thể hiện ở F của các yếu tố trên đều lớn hơn F crit. Đối với người lao động kinh nghiệm lâu năm họ gắn kết tổ chức cao hơn so với kinh nghiệm ít năm nên có sự khác biệt khi đánh giá. Cùng với đó làm việc lâu năm thì áp lực công việc sẽ không còn nhiều so với lao động ít năm nên cũng có sự khác biệt.
Không sự khác biệt của kinh nghiệm về đánh giá mức độ ý định nghỉ việc của các yếu tố đào tạo phát triển và văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc. Điều này thể hiện ở F của các yếu tố trên đều nhỏ hơn F crit. Làm việc lâu năm hay mới làm thì mọi người vẫn thân thiện, cởi mở, giao lưu với nhau nên không có sự khác biệt khi đánh giá. Kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm thì cũng đánh giá đào tạo phát triển như nhau nghĩa là đều được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao kĩ năng.