Thực trạng lao động, việc làm tại các doanh nghiệp ở Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 42)

- Tình hình lao động, việc làm hiện nay

Trong năm 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 30.200 người; trong đó xuất khẩu lao động 1.100 người, giảm 8.34 so với kế hoạch. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.000 lượt người; giới thiệu việc làm cho 15.500 lượt người, số người có việc làm sau khi giới thiệu là 6.200 người; tổ chức 9 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Đã tuyển mới 32.287 học viên, học sinh, sinh viên. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn cho 3.930 học viên, trong đó: nghề phi nông nghiệp: 1.540 người; đào tạo nghề nông nghiệp: 2.390 người.

Theo thống kê của liên đoàn lao động Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 1 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp với 85 doanh nghiệp tạo việc làm cho khoảng 4.500 người lao động (3 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với 280 lao động).

- Tình hình lao động nghỉ việc:

Đầu tháng 5 năm 2020, chính quyền Đắk Lắk thông tin, từ thời điểm dịch Covid -19 bùng phát đã có hơn 1.600 người lao động trên toàn tỉnh bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng và khoảng 3.400 người ngừng việc. Toàn tỉnh có gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Nhiều đơn vị giải thể, số khác thì tạm dừng hoạt động.

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, đến cuối tháng 5 năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 3.600 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Đặc biệt, hơn 90% trong số đó bị ngừng việc làm. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những giáo viên đang công tác ở các đơn vị ngoài công lập. Tuy vậy, con số trên vẫn chưa dừng lại ở đó, các địa phương trong tỉnh vẫn đang tiếp tục thống kê rà soát. Bên cạnh đó, số lao động nghỉ việc nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 1.800 người.

Thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của địa phương này. Theo đó, toàn tỉnh có gần 300 doanh nghiệp, 1.876 hộ kinh doanh, 16 hợp tác xã ngừng hoạt động... Tổng doanh thu của doanh nghiệp bị thiệt hại ước tính hơn 900 tỉ đồng.

PHẦN THỨ BA:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex

3.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Intimex Buôn Ma Thuột Tên tiếng anh:VIETNAM INTIMEX JOINT STOCK CORPORATION Chủ sở hữu: Lê Phước Hùng

Địa chỉ: Lô Công nghiệp 3, Cụm Công nghiệp Tân An 2, KM 8, tỉnh lộ 8 phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Ngày cấp giấy phép: 18/07/2006 Website: https://www.intimexco.com Điện thoại: 0262 3950608 Fax: 0262 3955607 – 02623 958485 Email: intimexbmt@intimexbmt.com Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường bộ; dịch vụ giao nhận hàng hoá.

- Mua bán nộng, lâm, lương thực, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, khoáng sản, hoá chất.

- Mua bán các loại đá quý, điện thoại các loại, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu sản xuất trong nước.

- Sản xuất, gia công, mua bán xe máy và phụ tùng xe máy; Kinh doanh và xây dựng nhà ở, văn phòng; cho thuê kho bãi, nhà xưởng.

- Nuôi trồng, chế biến, mua bán thuỷ sản, thức ăn, giống thuỷ hải sản, bảo quản, thu gom, vận chuyển giống thuỷ sản nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

- Mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm cà phê nhân, sản xuất cà phê bột từ nguồn nguyên liệu của nhà máy.

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; dịch vụ khai thuê hải quan.

Với việc đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến cà phê hiện đại được đặt tại công ty, Intimex Buôn Ma Thuột cho ra những sản phẩm cà phê chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu, đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa vào việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân các vùng trồng cà phê, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Intimex Buôn Ma Thuột đang được các đối tác trong và ngoài nước biết đến như là một đơn vị xuất nhập khẩu uy tín với các mặt hàng nông sản chất lượng cao đặc biệt ở lĩnh vực cà phê.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

1. Thành lập ngày 16/03/2005 theo quyết định số 82/INT/TCCB về việc Thành lập Xí nghiệp Chế biến Kinh doanh cà phê xuất khẩu Intimex Buôn Ma Thuột của Công ty XNK Intimex. Giấy phép kinh doanh số 4016000010 ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk cấp.

2. Chuyển đổi qua cổ phần theo quyết định số 06/INTHCM-TCHC của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần XNK Intimex về việc Thành lập Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex tại Buôn Ma Thuột.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 40.13.000106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk cấp ngày 30/06/2006.

- Đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 27/11/2006, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 40.13.000106.

- Đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày 09/01/2009, Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế số 0304421306-002.

- Đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 25/03/2009, Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế số 0304421306-002.

- Đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 11/07/2011, Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế số 0304421306-002. (Đổi tên thành Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn Intimex tại Buôn Ma Thuột).

- Đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 10/10/2011, Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế số 0304421306-002.

3.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng:

- Tổ chức tìm kiếm đối tác cả trong và ngoài nước. - Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nội địa.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động địa phương.

Nhiệm vụ:

Tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu và chính sách ngoại thương của Việt Nam. Tổ chức sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích của công ty, phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường.

Thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên.

Thực hiện đúng những cam kết trong các hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu, gia tăng khối lượng hàng xuất nhập khẩu , mở rộng thị trường quốc tế nhằm thu hút thêm ngoại tệ để phát triển.

Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm mà công ty thực hiện.

Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên của công ty, bảo đảm lợi ích cho các cổ đông, làm tròn các nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Định kỳ hàng năm nộp báo cáo quyết toán, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Phòng Kinh doanh:

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc nghiên

cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện công tác Kinh doanh hàng hóa theo định hướng phát triển của đơn vị.

Nhiệm vụ:

Xây dựng chiến lược kinh doanh, triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch kinh doanh hàng năm; các chính sách và giải pháp quản lý để đảm bảo kinh doanh đạt được các mục tiêu đề ra.

Thực hiện công tác đối ngoại, tìm kiếm nhà cung cấp, các đối tác, khách hàng để phát triển thị trường kinh doanh.

Lập và thực hiện các đơn hàng, các hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định.

Trực tiếp điều phối, kiểm tra tình hình hàng hóa tại Chi nhánh.

Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa trong các khâu nhập, xuất hàng. Ban giám đốc

Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính Kế toán

Xưởng chế biến cà phê Phòng Tổ chức

Tổ chức, quản lý dữ liệu về khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mục tiêu, giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách hàng.

Cập nhật thông tin, phân tích và đánh giá về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược phát triển nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình công nợ; đôn đốc, thu hồi kịp thời, tránh công nợ khó đòi.

Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu quản lý và quy định của đơn vị. Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính thực hiện huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho CBCNV.

Phòng Tài chính kế toán

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong các lĩnh vực

sau:

- Công tác tài chính, kế toán của Chi nhánh.

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế toán và hoạt động tài chính. - Quản lý, sử dụng vốn của Chi nhánh.

Nhiệm vụ:

- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (theo tháng, quý, năm); bảo đảm tiền vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc về tình hình tài chính của Chi nhánh.

- Ghi chép và hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật, kinh tế, tài chính của Chi nhánh và những quy định do Nhà nước ban hành.

- Chủ trì phối hợp với Phòng Kinh doanh theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh.

- Phân tích các thông tin tài chính phục vụ quá trình kinh doanh và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.

- Kịp thời cập nhật, phổ biến, thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính và chế độ kế toán của Nhà nước.

- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan nhà nước.

- Phổ biến hướng dẫn các phòng/bộ phận thực hiện đúng các thủ tục tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán tài chính khác theo quy định của Chi nhánh.

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo chế độ nhà nước quy định

- Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính thực hiện huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho nhân viên.

- Các nhiệm vụ liên quan đến công tác tài chính kế toán phát sinh khác nhưng chưa được quy định ở trên.

Phòng Tổ chức hành chính:

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong các lĩnh vực:

- Công tác tổ chức.

- Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực.

- Công tác tiền lương và thực hiện các chính sách với người lao động. - Công tác hành chính quản trị.

Nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ công tác tổ chức, lao động, tiền lương: + Công tác tổ chức, lao động:

Công tác tổ chức bộ máy: xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khoa học, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu quản lý, phát triển kinh doanh của đơn vị.

Công tác tổ chức cán bộ: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng lao động: tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí và điều động lao động theo phân cấp, các quy định hiện hành và yêu cầu công tác.

Xây dựng và thực hiện định mức, định biên lao động.

Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng làm việc, phong cách, ý thức, trách nhiệm cho người lao động.

Xây dựng cụ thể hóa Nội quy lao động Công ty phù hợp với thực tế tại đơn vị; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động tại đơn vị theo phân cấp.

Tổ chức theo dõi, đánh giá, đề xuất các giải pháp, chính sách trong công tác quản lý, sử dụng lao động.

Lưu trữ, bảo quản tài liệu, hồ sơ CBCNV theo phân cấp và các quy định hiện hành.

+ Công tác tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

- Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng và tổ chức thực hiện

kế hoạch tiền lương; cụ thể hóa các hình thức trả lương và hướng dẫn, thực hiện các chế độ, chính sách tiền lương tại đơn vị.

- Tổ chức theo dõi chấm công, thời gian nghỉ phép, nghỉ khác của người lao động.

- Thực hiện phân phối tiền lương, tiền thưởng.

- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác cho người lao động…

Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác văn thư: chuyển, nhận các loại công văn, quản lý con dấu theo chế độ, nguyên tắc bảo mật quy định, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, đúng nội dung, đối tượng và kịp thời.

Tổ chức, quản lý hoạt động lưu trữ hồ sơ tại Chi nhánh.

Thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách; chuẩn bị điều kiện phục vụ các cuộc họp, sự kiện, hội nghị của Chi nhánh theo đúng yêu cầu, quy định; bố trí phương tiện phục vụ yêu cầu công tác của đơn vị.

Mua sắm, cấp phát trang phục, bảo hộ lao động theo quy định cho người lao động.

Mua sắm, cấp phát công cụ lao động, văn phòng phẩm, nhiên liệu nội dung theo định mức; bảo đảm các nhu cầu sử dụng khác (điện, nước, in ấn…) tại đơn vị.

Xây dựng và thực hiện các phương án đảm bảo an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy tại đơn vị.

Quản lý sử dụng, theo dõi và tổ chức thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa nhỏ đối với nhà cửa, ô tô, các máy móc, trang thiết bị điện, điện lạnh, nước, ánh sáng, phòng cháy chữa cháy… phục vụ hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của đơn vị.

Lập hồ sơ quản lý các loại tài sản văn phòng, tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ.

Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho người lao động theo đinh kỳ. Phối hợp xây dựng môi trường làm việc văn minh, thuận lợi đối với người lao động.

Phối hợp thực hiện công tác huấn luyện phòng cháy chữa cháy, an toàn kỹ thuật bảo hộ lao động, phòng chống thiên tai, bão lụt.

Thực hiện công tác vệ sinh, phục vụ nước uống cho Chi nhánh.

Quản lý hợp đồng về điện, nước, lập hồ sơ về tình hình sử dụng của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 42)

w