Kết quả nghiên cứu cho thấy “Lương và phúc lợi” là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định nghỉ việc của người lao động. Điều này cho thấy “Lương và phúc lợi” đóng vai trò quan trọng đối với sự trung thành, gắn bó, nỗ lực của người lao động. Thông thường, người lao động đi làm luôn muốn được trả công tương xứng với công sức họ bỏ ra. Tương xứng được hiểu là giá trị lao động của họ được tôn trọng, được đánh giá cao, là họ cảm thấy đã đóng góp được rất nhiều vào sự phát triển của công ty. Quan trọng trọng hơn là người lao động thấy chính mình đã đóng vai trò quyết định đối với việc tăng lương cho họ nếu chính sách của công ty tạo được sự gắn kết giữa quyền lợi nhân viên và quyền lợi của công ty. Một số giải pháp được đưa ra như sau: Giải pháp cho LPL1 và LPL2 là công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, giá cả lao động để có chiến lược, chính sách đúng đắn, đặc biệt đối với các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược, bước đi thích hợp. Đi đôi với tăng lương cần bóc tách các khoản chi có tính chất lương (công tác phí, phương
tiện, điện thoại,..) để đảm bảo yêu cầu tăng lương nhưng phải tăng thu nhập cho người lao động.
Giải pháp cho LPL3 là hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng công cụ phúc lợi. Cần thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm cho người lao động như là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,.. Tổ chức cần có thêm chế độ như thăm hỏi ốm đau, khám sức khỏe định kỳ hoặc chế độ thai sản đối với nhân viên nữ,.. Với những giải pháp về lương và phúc lợi sẽ góp phần làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng với những gì tổ chức đã làm thì tất nhiên họ sẽ mong muốn ở lại với tổ chức.
Mặt khác, tổ chức phải xây dựng cho được công tác đánh giá khen thưởng cho nhân viên một cách minh bạch và công bằng, đừng để xảy ra tình trạng không công bằng khen thưởng giữa những người làm việc hiệu quả, có nhiều đóng góp với những người làm việc hiệu quả kém, để xảy ra nhiều sai sót, điều này dễ làm nản lòng những người làm việc tốt.