Thông tin về mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 61)

Bảng 4.1 Đặc điểm của mẫu điều tra

Cơ cấu mẫu Phân loại Tần suất

(người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 34 60.7 Nữ 22 39.3 Độ tuổi Từ 20 đến 30 25 44.6 Từ 31 đến 45 22 39.3 Trên 45 9 16.1 Trình độ học vấn Lao động phổ thông 11 19.6 Trung cấp 11 19.6 Cao đẳng 13 23.2 Đại học 21 37.5 Thu nhập Dưới 5 triệu 18 32.1 Từ 5 đến 10 triệu 28 50.0 Trên 10 triệu 10 17.9 Kinh nghiệm làm việc Dưới 1 năm 9 16.1 Từ 1 đến 5 năm 21 37.5 Từ 6 đến 10 năm 17 30.4 Trên 10 năm 9 16.1 Cấp bậc Giám đốc/ Phó giám đốc 2 3.6 Trưởng phòng/ Phó phòng 4 7.1 Nhân viên 50 89.3

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Bảng 4.1 cho biết một số đặc điểm của mẫu điều tra như sau: Trong tổng số 56 phiếu khảo sát được phát ra có 22 nữ tham gia trả lời (39.3%) và 34 nam (60.7%). Hầu hết người lao động tham gia khảo sát tại công ty là nam. Điều này cho thấy tính chất công việc áp lực, môi trường khói bụi độc hại và

công việc cần nhiều sức lao động do đó công ty thường ưu tiên tuyển chọn lao động nam hơn. Cùng với đó chế độ thai sản của lao động nữ thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, cần phải tìm lao động khác vào vị trí đó khi lao động nữ tạm thời nghỉ làm do đó công ty hạn chế tuyển lao động nữ.

- Độ tuổi: từ 20 – 30 chiếm 44.6% tương ứng 25 người, 31 - 45 tuổi chiếm 39.3% tương ứng là 22 người, còn lại là 16.1% trên 45 tuổi tương ứng 9 người. Độ tuổi 20 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất điều này cho thấy công ty gần đây chú trọng tuyển dụng lao động trẻ năng động, có khả năng sáng tạo và tiếp thu nhanh công nghệ - kỹ thuật.

- Trình độ học vấn: khác nhau như đại học (37.5%) là 21 người, cao đẳng (23.2%) là 13 người, lao động phổ thông (19.6%) là 11 người và trung cấp (19.6%) là 11 người. Trình độ học vấn đại học chiếm tỷ lệ cao vì công ty chú trọng tuyển chọn người lao động trình độ cao, có khả năng điều khiển máy móc tốt, vận hành máy móc một cách chính xác và nhanh chóng.

- Thu nhập: từ 5 – 10 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 50.0% tương ứng 21 người, dưới 5 triệu chiếm 32.1%, còn lại là 17.9% trên 10 triệu. Mức lương 5-10 triệu là mức lương phổ biến nhất với lao động trong công ty hiện nay, phù hợp mới mức sống ở Đắk Lắk, mức thu nhập phù hợp với lao động có trình độ học vấn đại học chiếm tỷ lệ cao.

- Kinh nghiệm làm việc: của người lao động từ 1- 5 năm có tỷ lệ 37.5%, từ 6 -10 năm có tỷ lệ 30.4%, trên 10 năm là 16.1% còn lại là 16.1% dưới 1 năm. Lao động chủ yếu của công ty hiện nay là lao động phổ thông làm việc bốc xếp, dỡ hàng hóa nên thời gian gắn bó lâu dài với công ty thường chỉ từ 1-5 năm. Ngoài ra gần đây công ty thường xuyên tuyển dụng lao động trẻ nên thời gian làm việc ở công ty cũng chưa quá lâu nên kinh nghiệm làm việc từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Cấp bậc: nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 89.3%, trưởng phòng/phó phòng chiếm 7.1% và giám đốc/ phó giám đốc chiếm 3.6%. Nhân viên luôn là cấp bậc chiếm tỷ lệ cao nhất ở mọi công ty, là lực lượng lao động chính trong

việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức vụ càng cao thì số lượng lao động càng ít đi.

4.1.2 Thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động

a) Yếu tố lương và phúc lợi:

Bảng 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố Lương và phúc lợi

LPL LPL1 LPL2 LPL3 LPL4 Mean 3.54 3.69 3.52 3.46 3.46 Standard Error 0.11 0.13 0.15 0.15 0.14 Standard Deviation 0.85 0.97 1.10 1.10 1.04 Nguồn: Xử lý Excel

Điểm đánh giá của yếu tố LPL1 là 3.69 nghĩa là ở mức đồng ý. Người lao động cho rằng mức tăng lương gần đây khá ít do tình hình kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn nên mức lương không được tăng nhiều so với những năm trước đó đặc biệt do tình hình dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp.

Điểm đánh giá của yếu tố LPL2 là 3.52 nghĩa là ở mức đồng ý. Đa số người lao động cảm thấy không hài lòng với mức tăng lương. Mức tăng lương năm 2020 của công ty là 10% của lương cơ bản. Mức tăng lương này của công ty không đáp ứng sự mong muốn của người lao động.

Điểm đánh giá của yếu tố LPL3 là 3.46 nghĩa là ở mức đồng ý. Phúc lợi người lao động nhận được không tốt so với công ty khác. Vì phúc lợi công ty đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động như là bảo hiểm sức khoẻ: để trả cho việc ngăn chặn bệnh tật bao gồm các chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng khi mà hiệu ứng stress ngày càng tăng trong môi trường làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.

Điểm đánh giá của yếu tố LPL4 là 3.46 nghĩa là ở mức đồng ý. Người lao động cho rằng họ không được trả lương tương xứng với kết quả mình làm.

Do nhà quản trị chưa đánh giá đúng năng lực của người lao động nên dẫn đến việc trả lương không tương xứng với kết quả họ làm ra. Việc trả lương thường dựa vào số ngày chấm công chứ chưa chú trọng đến việc năng suất làm việc, năng lực làm việc của người lao động.

Điểm đánh giá của yếu tố Lương và phúc lợi trong bảng 4.2 đạt 3.54/5 nghĩa là ở mức đồng ý. Người lao động không hài lòng với mức lương và phúc lợi của công ty đề ra. Lương và phúc lợi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động. Họ đồng ý rằng mức tăng lương gần đây khá ít và cảm thấy không hài lòng với mức tăng lương. Mức lương và phúc lợi luôn là những điều được người lao động quan tâm, chúng thể hiện rõ khả năng của họ cũng như sự đánh giá của công ty đối với người lao động. Tuy nhiên, sự đánh giá này không phải lúc nào cũng chính xác, ở một khía cạnh khác họ đòi hỏi sự khách quan và bình đẳng trong việc đánh giá kết quả thực hiện công việc. Việc trả lương tương xứng góp phần tạo tình cảm, niềm tin của người lao động vào tổ chức, vì họ tin tưởng rằng kết quả thực hiện công việc của mình được tổ chức nhìn nhận và đánh giá công bằng.

b) Yếu tố hài lòng công việc:

Bảng 4.3 Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố Hài lòng công việc

HLCV HLCV1 HLCV2 HLCV3 HLCV4 Mean 3.01 3.00 2.93 3.02 3.09 Standard Error 0.11 0.14 0.14 0.14 0.13 Standard Deviation 0.85 1.04 1.08 1.05 0.94 Nguồn: Xử lý Excel

Điểm đánh giá của yếu tố HLCV1 là 3.00 nghĩa là ở mức bình thường. Người lao động cảm thấy không ít cũng không nhiều về cơ hội thăng tiến cho công việc mình làm. Cơ hội thăng tiến việc làm của họ vẫn có tùy theo thời điểm khác nhau. Nhân viên làm việc lâu dài và giữ chức vụ cao vẫn đang gắn bó với công ty và năng lực của họ cũng tốt nên không có nhiều cơ hội thăng

tiến cho nhân viên khác. Khi một số người lao động giữ chức vụ cao đến thời hạn nghỉ hưu thì sẽ có cơ hội thăng tiến cho nhân viên hơn.

Điểm đánh giá của yếu tố HLCV2 là 2.93 nghĩa là ở mức bình thường, được đánh giá thấp nhất. Người lao động không cảm thấy quá nhiều việc phải làm hay quá ít việc làm, họ chấp nhận việc khối lượng công việc theo thời điểm. Việc làm được phân chia vừa phải phù hợp với khả năng của từng người lao động. Vì vấn đề đơn vị vận tải giao hàng chậm hay giao hàng cùng một lúc dẫn đến có quá nhiều việc phải làm nên một số bộ phận gặp phải tình trạng tăng ca hoặc vấn đề mùa vụ cà phê nên lượng hàng xuất khẩu ít đi, người lao động có thời gian làm việc ít hơn, có nhiều thời gian nhàn rỗi.

Điểm đánh giá của yếu tố HLCV3 là 3.02 nghĩa là ở mức bình thường. Cho thấy rằng họ không thích cũng như không ghét làm việc với cấp trên của mình. Vấn đề làm việc với cấp trên là điều bình thường và dù không thích hay thích họ vẫn phải làm việc với nhau để hoàn thành công việc được giao.

Điểm đánh giá của yếu tố HLCV4 là 3.09 nghĩa là ở mức bình thường. Người lao động cảm thấy bình thường với cơ hội thăng tiến của mình. Vì đa số người lao động không quan tâm quá nhiều về vấn đề thăng tiến, họ hài lòng về vị trí hiện tại của mình.

Điểm đánh giá của yếu tố Hài lòng công việc trong bảng 4.3 đạt 3.01/5 ở mức bình thường cho thấy sự hài lòng công việc có tác động vừa phải đến ý định nghỉ việc của người lao động. Sự hài lòng trong công việc là quan trọng không chỉ vì nó thúc đẩy hiệu quả công việc mà còn làm tăng chất lượng cuộc sống của người lao động. Ngược lại với sự hài lòng công việc là không hài lòng, nó làm giảm đi hiệu quả cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Người lao động cảm thấy bình thường về vấn đề cơ hội thăng tiến, khối lượng công việc vừa phải và cảm thấy bình thường khi làm việc với cấp trên của mình. c) Yếu tố Gắn kết tổ chức:

Bảng 4.4 Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố Gắn kết với tổ chức

GKTC GKTC1 GKTC2 GKTC3 GK4 Mean 3.20 3.07 3.29 3.23 3.21 Standard Error 0.10 0.13 0.14 0.11 0.13 Standard Deviation 0.78 0.95 1.02 0.81 0.95 Nguồn: Xử lý Excel

Điểm đánh giá của yếu tố GKTC1 là 3.07 nghĩa là ở mức bình thường. Cho thấy rằng người lao động không cảm thấy vấn đề gì về lợi ích khi làm việc lâu dài cho công ty. Làm việc ngắn hạn hay dài hạn với công ty thì cũng đều có lợi ích cho họ. Họ cho rằng chỉ cần có thái độ tốt và hoàn thành công việc ở mức cao thì công ty đều thưởng cho người lao động đó.

Điểm đánh giá của yếu tố GKTC2 là 3.29 nghĩa là ở mức bình thường. Họ cảm thấy bình thường về sự phân công công việc khác để tiếp tục ở lại trong công ty. Vấn đề làm việc ở một vị trí lâu dài dễ khiến nhân viên nhàm chán vì thế họ thấy làm một công việc khác, vị trí khác ở công ty cũng không quá tệ.

Điểm đánh giá của yếu tố GKTC3 là 3.23 nghĩa là ở mức bình thường. Người lao động nỗ lực như bình thường để giúp công ty thành công như mong đợi. Họ làm việc không quá nỗ lực cũng không quá buông thả. Nếu buông thả hoặc làm không tốt công việc người lao động sẽ bị khiển trách và trừ lương vì thế họ luôn phải hoàn thành công việc mặc dù không cần phải xuất sắc nhưng cũng không được quá tệ. Để nhân viên nỗ lực hơn thì công ty trao tặng giải thưởng cuối năm cho người làm xuất sắc nhất nhưng chỉ có 2 người được nhận phần thưởng này nên không phải ai cũng nỗ lực hết mình làm việc.

Điểm đánh giá của yếu tố GKTC4 là 3.21 nghĩa là ở mức bình thường. Họ cảm thấy việc quyết định làm cho công ty không hẳn là sai lầm trong cuộc đời. Làm việc ở công ty đem lại cho họ thêm kinh nghiệm, học hỏi được những kỹ năng mới.

Điểm đánh giá của yếu tố Gắn kết với tổ chức trong bảng 4.4 đạt 3.20/5 nghĩa là ở mức bình thường cho thấy một phần người lao động không có cảm tình muốn gắn kết với công ty, một số người lao động cảm thấy có tình yêu mến muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và người lao động vẫn nỗ lực như bình thường để giúp công ty thành công.Việc quyết định làm công ty không hẳn là hoàn toàn là sai lầm, cũng không hẳn là hoàn toàn đúng đắn.

d) Yếu tố Áp lực công việc:

Bảng 4.5 Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố Áp lực công việc

ALCV ALCV1 ALCV2 ALCV3

Mean 3.44 3.41 3.48 3.43

Standard Error 0.14 0.15 0.15 0.15

Standard Deviation 1.05 1.14 1.16 1.13

Nguồn: Xử lý Excel

Điểm đánh giá của yếu tố ALCV1 là 3.41 nghĩa là ở mức đồng ý. Người lao động trong công ty đồng ý rằng thường cảm thấy bực mình vì có một có việc xảy ra không như mong đợi. Trong công việc thường có nhiều tình trạng đột xuất diễn ra không theo như ý của họ, những tình trạng không thể tự mình kiểm soát được khiến tâm trạng họ khó chịu và bực tức.

Điểm đánh giá của yếu tố ALCV2 là 3.48 nghĩa là ở mức đồng ý. Người lao động thường cảm thấy lo lắng và bị căng thẳng. Người lao động lo lắng về vấn đề có thể hoàn thành tốt công việc hay không cùng với việc lo lắng quá nhiều dễ khiến họ căng thẳng. Đặc biệt do người lao động chủ yếu ở độ tuổi 20-30 chưa có sự ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc, tình cảm nên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng.

Điểm đánh giá của yếu tố ALCV3 là 3.43 nghĩa là ở mức đồng ý. Họ cảm thấy khó khăn khi công việc chồng chất quá nhiều mà mình không thể vượt qua chúng. Một số thời điểm công việc quá nhiều khiến họ cảm thấy mình không thể giải quyết hết được.

Điểm đánh giá của yếu tố Áp lực công việc trong bảng 4.5 đạt 3.44/5 cho thấy áp lực công việc có tác động tương đối cao đến ý định nghỉ việc của người lao động. Đánh giá của người lao động trong khảo sát cho là đa số nhân viên cảm thấy công việc mình làm có nhiều áp lực và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến họ muốn rời bỏ công việc của mình. Công việc dễ khiến họ cảm thấy bực mình, lo lắng và bị căng thẳng. Đôi khi vì để đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm ngày càng nhiều do đó gia tăng áp lực công việc lên các lao động, điều này sẽ dẫn đến quá tải công việc làm cho lao động luôn trong tình trạng căng thẳng và hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn.

e) Yếu tố Đào tạo phát triển:

Bảng 4.6 Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố Đào tạo phát triển

ĐTPT ĐTPT1 ĐTPT2 ĐTPT3 ĐTPT4 Mean 2.69 2.61 2.43 2.93 2.79 Standard Error 0.09 0.16 0.11 0.13 0.13 Standard Deviation 0.66 1.20 0.81 0.95 0.95 Nguồn: Xử lý Excel

Điểm đánh giá của yếu tố ĐTPT1 khi được hỏi nhân viên không có nhiều cơ hội đào tạo phát triển thì chỉ số chỉ ra là 2.61 nghĩa là ở mức bình thường. Người lao động vẫn có một số cơ hội được đào tạo thông qua các khóa học công ty tổ chức, được tham gia phát triển kỹ năng mới.

Điểm đánh giá của yếu tố ĐTPT2 là 2.43 nghĩa là ở mức không đồng ý. Cho thấy người lao động được phát triển kỹ năng mới nhờ sự hỗ trợ từ công ty, người lao động mỗi năm đều được tham gia khóa đào tạo, các buổi tọa đàm, giao lưu gặp gỡ để nâng cao kỹ năng làm việc.

Điểm đánh giá của yếu tố ĐTPT3 là 2.93 nghĩa là ở mức bình thường. Công ty vẫn có một số kế hoạch đào tạo cho vị trí công việc đang làm nhưng

không quá nhiều. Mỗi năm có giới hạn số lượng nhân viên nhất định được đi đào tạo nước ngoài nên không có quá nhiều nhân viên được tham gia.

Điểm đánh giá của yếu tố ĐTPT4 là 2.79 nghĩa là ở mức bình thường. Người lao động cho rằng thấy bình thường về việc quản lý chú trọng trong việc đào tạo nhân viên. Quản lý có chú trọng đào tạo nhân viên nhưng chỉ đào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn intimex buôn ma thuột (Trang 61)

w