2.2.156. Quá trình QTNNL của một doanh nghiệp nói chung và của các
NHTM nói
riêng chịu ảnh hưởng của một hệ thống các yếu tố bên trong, bên ngoài ngân hàng và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng NNL của họ.
2.2.157. 1.3.5.1. Các yếu tố chủ quan: Bao gồm các yếu tố thuộc NHTM Đó là:
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Đây là cơ sở để hoạch định chiến lược
NNL. Việc hoạch định chiến lược NNL giúp cho NHTM có đường lối dài hạn về công tác nhân sự, dự báo được xu thế biến động của điều kiện môi trường nhằm có được góc nhìn tổng quan về những thuận lợi, những khó khăn, những thời cơ và cơ hội trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình kinh doanh dài hạn của ngân hàng.
- Chính sách nhân sự của ngân hàng gồm: Tuyển dụng; quản lý, sử dụng NNL;
đào tạo phát triển NNL; khuyến khích tài năng, trọng dụng nhân tài; đãi ngộ duy trì NNL... Khi các NHTM có một hệ thống chính sách nhân sự tiến bộ và phù hợp, sẽ có tác động, ảnh hưởng tích cực tới quy mô phát NNL cũng như chất lượng QTNNL của ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức: Các NHTM có cơ cấu tổ chức hợp lý là cơ sở để bố trí, sử
dụng nhân lực có hiệu quả; khai thác tối đa các tiềm năng cá nhân trong quan hệ hợp tác và tương tác giữa các thành viên khác nhau trong ngân hàng.
- Năng lực tài chính: Các NHTM có nguồn lực tài chính mạnh là điều kiện cho
phép sử dụng nguồn kinh phí dồi dào cho công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển NNL; thực hiện các chính sách cán bộ nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất tạo độngđộng lực cho người lao động tích cực làm việc, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả;
đồng thời duy trì và phát triển NNL đã có.
2.2.158. Ngoài ra các yếu tố khác như: Danh tiếng và uy tín của ngân hàng,
lịch sử hoạt
động của ngân hàng, trình độ khoa học công nghệ, văn hoá ngân hàng, điều kiện môi trường làm việc... cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của ngân hàng.
2.2.159. I.3.5.2. Các yếu tố khách quan: Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài. Đó
là:
2.2.160. Các yếu tố môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng như: huy động vốn, đầu tư, cho vay, kinh doanh ngoại hối, các hoạt động tài chính, marketing, phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoạt động QTNNL. Nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát chấp nhận được thì thu nhập và đời sống của người lao động sẽ ổn định và được nâng cao khi kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng lên.
- Môi trường khoa học công nghệ: Việc hoạch định khoa học công nghệ trong
ngành ngân hàng và xu thế toàn cầu tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, trình độ của người lao động, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động, đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi các NHTM nhanh chóng khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo.
- Môi trường dân số: Sự gia tăng nhanh dân số dẫn đến cung lao động của nền
kinh tế lớn luôn tạo thuận lợi cho các ngân hàng có khả năng chọn lựa, sàng lọc một NNL có chất lượng nâng cao.
- Môi trường chính trị: Hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ
đối với xã hội. Ngược lại môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng ổn định, phát triển.
2.2.161. Ngoài ra các yếu tố như: Văn hoá, xã hội; các điều kiện tự nhiên, yếu tố
thị trường,
sản phẩm thay thế cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL.
- Khách hàng: Khách hàng của ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú với
yêu cầu phục vụ ngày càng phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ không chỉ được trang bị kiến thức toàn diện mà còn có phong cách giao tiếp tốt, có văn hoá, văn minh...
- Đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện hội nhập, hệ thống đối thủ cạnh tranh
ngày càng phức tạp, NHTM luôn phải chống đỡ với nguy cơ mất đi đội ngũ nhân lực chất lượng cao với các chiêu bài lôi kéo hấp dẫn của đối thủ.
- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người
lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có sự đồng ý của ngân hàng gây khó khăn cho việc giữ nhân lực có chất lượng, nhân lực đã được đầu tư đào tạo thành tài. Hoặc pháp luật quá hạn chế quyền của ngân hàng trong việc sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ được sử dụng quyền đó trong một số ít trường hợp trong khi người lao động cố tình vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ mà ngân hàng không thể tiếp tục sử dụng được nữa gây khó khăn cho ngân hàng trong việc sàng lọc, thanh loại những lao động kém chất lượng.
2.2.163. 1.4 Một số kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng thực tiễn vào các ngân hàng
thương mại Việt Nam