Vai trò của mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 35 - 36)

Theo Giáo trình Kinh doanh thương mại, do GS Hoàng Đức Thân chủ biên, thì mạng lưới kinh doanh hàng hóa - dịch vụ là một bộ phận cấu thành nguồn lực của doanh nghiệp. Một mạng lưới kinh doanh hợp lý có vai trò quyết định to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Thứ nhất, Mạng lưới kinh doanh là điều kiện quan trọng cho doanh nghiệp thực hiện chức năng mua để bán - đặc trưng cơ bản của DN kinh doanh hàng hóa - dịch vụ. Không có mạng lưới mua hàng tạo nguồn thì không thể có được nguồn hàng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, chức năng lưu chuyển hàng hóa - dịch vụ của doanh nghiệp không thể thực hiện đầy đủ và trọn vẹn. Mạng lưới kinh doanh giúp cho sự ăn khớp giữa cung và cầu. Vì thế, mạng lưới mua và bán phải là một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất, tối ưu.

Thứ hai, Mạng lưới kinh doanh hợp lý đảm bảo cho dòng vận động vật chất trong quá trình lưu thông được thuận tiện, liên tục từ nơi sản xuất (nguồn hàng) đến nơi tiêu dùng, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Sự phân bố các đơn vị/ bộ phận trong mạng lưới tại các vị trí thuận lợi là điều kiện để các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể của họ. Sự kết nối, phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các hoạt động riêng lẻ cả về không gian, thời gian sẽ đảm bảo cho sản phẩm hàng hóa - dịch vụ được lưu thông nhanh chóng, đầy đủ, thuận tiện. Mạng lưới kinh doanh hợp lý chính là điều kiện quan trọng cho DN thực hiện vai trò người trung gian, cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, người tiêu thụ cho các nhà sản xuất, người cung ứng cho các đơn vị tiêu dùng. Chỉ có một mạng lưới kinh doanh hợp lý mới có khả năng kết nối giữa cung và cầu, góp phần thúc đẩy mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nền kinh tế

quốc dân, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, mạng lưới kinh doanh hợp lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Mạng lưới kinh doanh hợp lý cho phép tối ưu hóa dự trữ sản phẩm hàng hóa ở doanh nghiệp và các đơn vị tiêu dùng. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí lưu kho bãi, chi phí hao hụt trong bảo quản, giảm lượng hàng hóa ứ đọng, kém chất lượng trong lưu thông. Mặt khác, với sự phối hợp chặt chẽ các đơn vị trực thuộc trong mạng lưới, hàng hóa được vận động hợp lý hơn, thuận tiện hơn với người tiêu dùng, do đó giảm được chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm. Chuẩn bị sản phẩm ở dạng phù hợp nhất với nhu cầu qua các đơn vị dịch vụ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Trên góc độ xã hội, mạng lưới kinh doanh hợp lý còn tác động lớn đến vấn đề môi trường, môi sinh và tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế. Mạng lưới kinh doanh hợp lý là yếu tố, điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

Thứ tư, Mạng lưới kinh doanh hợp lý có tác động tích cực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững. Một mặt, phân bố tối ưu Mạng lưới kinh doanh không chỉ làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Mặt khác, trên cơ sở mạng lưới đã có, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động liên kết kinh doanh, có các cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa trong một thị trường phù hợp. DN sẽ phát triển cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Khả năng phát triển bền vững hoàn toàn có thể thực hiện được khi doanh nghiệp biết kết hợp hoàn thiện, phát triển mạng lưới kinh doanh của mình một cách tương thích, linh hoạt trong môi trường kinh doanh cụ thể (Giáo trình Kinh doanh thương mại, 2018)

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w