Đặc điểm thị trường dịch vụ viễn thông Cao Bằng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 59 - 61)

Năm 2019 là năm đầu tiên Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện mạnh mẽ mục tiêu chuyển từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số. Trong đó, Viễn Thông Cao Bằng đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025 và trung tâm giao dịch số của khu vực năm 2035. Kết quả, mảng dịch vụ số của Viễn Thông Cao Bằng liên tục duy trì và có tốc độ tăng trưởng cao đạt 35-40%/năm.

Đánh giá về thị trường viễn thông năm 2019, Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trong cơ cấu doanh thu dịch vụ di động của các nhà mạng, doanh thu từ các dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn) vẫn chiếm chủ yếu tới 76,6% tổng doanh thu. Doanh thu từ data (dữ liệu) chỉ đạt 23,4% trong cơ cấu tổng doanh thu của nhà mạng - đây cũng là mức các nhà mạng Việt Nam đạt thấp hơn so với trung bình thế giới (hơn 43%). Điều này cho thấy, tuy nhà mạng đạt tăng trưởng cao về doanh thu từ dịch vụ số, song giá trị tuyệt đối của nhóm dịch vụ

Giám đốc Phòng Nhân sự - Tổng hợp Kỹ thuật - ĐTPhòng Trung tâm CNTT Trung tâm ĐHTT Phòng Kế hoạch - KT 13 Trung tâm Viễn thông huyện/TP

này vẫn còn thấp.

Tại thị trường Cao Bằng, các dịch vụ viễn thông truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh thu nhà mạng, song với sự phát triển của công nghệ, mỗi năm các dịch vụ này giảm 10-15%. Trong khi đó, các dịch vụ số mới được nhà mạng triển khai, nên doanh thu vẫn chưa lớn. Tăng trưởng từ data (dữ liệu) nhanh, nhưng cũng chỉ giúp nhà mạng cân bằng được mức suy giảm từ dịch vụ truyền thống chứ chưa thể tạo ra sự tăng trưởng đột phá. Với nhà mạng, viễn thông vẫn là nguồn thu chủ yếu, nhưng tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ viễn thông liên tục giảm nên nhà mạng phải thay đổi chuyển sang cung cấp hạ tầng và dịch vụ số.

Thị phần thuê bao di động trên địa bàn Cao Bằng có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà mạng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. So sánh thị phần di động của các nhà mạng tại địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: %

TT Thị phần 2015 2016 2017 2018 2019

1 Viễn Thông cao

Bằng 37,5 38,5 39,5 41,5 42,8

2 Viettel 60,5 59,5 58,5 57,5 55,2

3 MobiFone 2 2 2 2 2

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Sở Thông tin và truyền thông Cao Bằng

* Thị phần di động của Viễn thông Cao Bằng so với các đối thủ khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua, Viễn thông Cao Bằng đã tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển mạng di động, kết quả kinh doanh đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Trong năm 2019, Viễn thông Cao Bằng đã đầu tư lớn vào phát triển các trạm 3G/4G, mở rộng thêm các tuyến truyền dẫn cáp quang xuống các xóm, xã, do vậy thị phần dịch vụ di động cũng tăng lên đáng kể. Thị phần của Viễn Thông Cao Bằng năm 2015 chiếm 37,5%, đến năm 2019 chiếm 42,8%. Trong khi đó nhà mạng Viettel năm 2015 chiếm 60,5% thì đến năm 2019 giảm còn 55,2% giảm 5.3%. Đây là kết quả lỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Viễn Thông Cao Bằng trong giai đoạn 2015-2019.

Như vậy có thế thấy, thị phần dịch vụ di động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang có sự cạnh tranh khốc liệt của hai nhà mạng Viettel và Viễn Thông Cao Bằng.

37

Trong cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần, hiện nay Viễn Thông Cao Bằng đang có ưu thế hơn đối thủ Viettel do có mạng lưới, hạ tầng rộng khắp trên toàn tỉnh, có hệ thống bán hàng và chăm sóc khách hàng phủ khắp các xã, phường, thị trấn, có các nhân viên, cộng tác viên cắm chốt tại các bản làng xa xôi trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng đồng thời mang thương hiệu Viễn Thông Cao Bằng đến gần khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 59 - 61)