Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nguồn nhân lực có vai trò như “linh hồn” quyết định nên sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành từ trình độ và khả năng quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ và tay nghề của đội ngũ công nhân viên, tư tưởng văn hoá và phẩm chất đạo đức của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, thể hiện trong tính năng kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, độ bền, chất lượng phục vụ... Đây là một trong những yếu tố then chốt và hết sức quan trọng góp phần tạo nên danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ, uy tín thương hiệu và từ đó vị thế của doanh nghiệp ngày càng cao và vững chắc trên thương trường.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên tốt sẽ làm được tất cả những gì họ mong muốn, đội ngũ này sẽ làm tăng các nguồn lực khác còn thiếu trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, một doanh nghiệp có nguồn nhân lực vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ cao, ý thức tốt trong công việc, hăng say lao động…sẽ có thể trở thành doanh nghiệp đứng đầu dù các yếu tố khác chưa thực sự thuận lợi.
Khả năng quản lý, điều hành của doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý tốt trước hết là phải có phương pháp quản lý hiện đại và phù hợp với điều kiện và tình hình doanh nghiệp; Xây dựng được cơ cấu bộ máy hợp lý, linh động và có mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu; Có hệ thống thông tin có khả năng lưu trữ, truyền đạt nhanh chóng và chính xác. Bản thân doanh nghiệp luôn tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý giỏi cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải vận dụng hiệu quả các triết lý và nghệ thuật dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức có đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có cơ cấu vốn hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác.
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp.
Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm…cũng cần tính toán và quyết định dựa trên tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ có khả năng trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ…nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với một nguồn tài chính mạnh, doanh nghiệp có thể chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn nhằm giữ vững và mở rộng thị phần…
27
Mặt khác, doanh nghiệp có tình trạng tài chính ổn định, vững chắc sẽ dễ dàng hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn…đồng thời cũng danh được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ dễ dàng bị thôn tính bởi các đối thủ hùng mạnh hoặc buộc phải tự rút khỏi thị trường.
Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực:
Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng hợp tác liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.
Nguồn lực về cơ sở vật chất:
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mổ sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm, kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, từ đó kéo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lên cao và ngược lại.
Nguồn lực vật chất bao gồm:
+ Tình trạng máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm.
+ Mạng lưới kênh phân phối: phương tiện vận tải, cửa hàng, đại lý, cộng tác viên…
+ Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc đảm bảo cho san xuất được liên tục và ổn định.
+ Vị trí địa lý: tác động đến chi phí sản xuất, vận tải…
Trình độ năng lực marketing:
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các điều kiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất là một bộ phận kế hoạch không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ dựa vào những lý luận cơ bản của kế hoạch sản xuất thì không phải cán bộ làm kế hoạch nào cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Ngoài chuyên môn trong công tác lập kế hoạch thì hoạt động kế hoạch còn chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác như cơ cấu tổ chức của công ty, của phòng kế hoạch, các điều kiện khác phục vụ cho công tác kế hoạch như trình độ của cán bộ kế hoạch, điều kiện làm việc, các công cụ được công ty trang bị,…
Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công tác kế hoạch hóa không chỉ là việc của lãnh đạo công ty và phòng kế hoạch nó còn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận trong công ty.
Lãnh đạo công ty là người thiết kế quy trình kế hoạch hóa, xác định nội dung và trình tự thực hiện công tác kế hoạch. Ban lãnh đạo có nhiệm vụ phải soạn lập được kế hoạch chiến lược, xác định được các mục tiêu phát triển. Từ đó tất cả các hoạt động của công ty kể cả hoạt động kế hoạch hóa sản xuất cũng phải lấy đó làm
29
tiêu chí, tôn chỉ cho mọi hành động.
Với công tác kế hoạch hóa sản xuất thì trách nhiệm của các phòng ban chức năng khác trong công ty là cung cấp các thông tin cần thiết một cách chính xác, nhanh nhất cho đơn vị trực tiếp lập kế hoạch.
Phòng kế hoạch của công ty phải là nơi trực tiếp soạn thảo kế hoạch sản xuất, theo dõi đánh giá kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Như vậy chức năng của phòng kế hoạch sản xuất là:
- Trực tiếp soạn lập các loại kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn cho công ty, doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty
- Tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên, đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách định kỳ.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc soạn lập chiến lược doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chính xác cho các phòng ban chức năng khác.
- Tổ chức các khóa học cần thiết cho người tham gia vào công tác kế hoạch để có thể kịp thời áp dụng những đổi mới trong công tác kế hoạch.
Trình độ nhân sự kế hoạch
Để bản kế hoạch được thành công thì ngoài việc tổ chức bộ máy kế hoạch hợp lý thì cán bộ làm kế hoạch cũng cần phải có những phẩm chất, trình độ sau:
- Là nhà lý luận tốt, có thói quen suy luận trừu tượng và có tính chất của một nhà ngoại giao
- Có chuyên môn kế hoạch chuyên sâu, biết sử dụng hiểu biết của mình vào việc soạn thảo kế hoạch, chính sách và tổ chức điều hành công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
- Có khả năng giao tiếp ở mức độ chuyên nghiệp với các chuyên viên, chuyên gia chức năng khác như tài chính, hành chính, marketing,..
- Có những hiểu biết sâu rộng nhiều vấn đề kinh tế xã hội, có sở thích và kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh. Có kinh nghiệm làm lãnh đạo
Công cụ, phương pháp và thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất
Để bản kế hoạch sản xuất được lập ra thành công thì ngoài nhân tố cán bộ kế hoạch đủ năng lực chuyên môn thì cần phải kể đến vai trò không thể thiếu được của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, cách thức thu thập thông tin cũng như công
cụ phục vụ cho công tác kế hoạch. Hệ thống thông tin tốt sẽ giúp cho nhà kế hoạch thu thập được tất cả những thông tin cần thiết, để bản kế hoạch có tính khả thi cao. Ngoài ra cách thức thu thập thông tin hợp lý và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin một cách chính xác với chi phí thấp nhất.
Các công cụ phục vụ cho công tác kế hoạch như: Máy tính, các phần mềm chuyên dụng, điều kiện và môi trường làm việc của các cán bộ kế hoạch,… cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của công tác kế hoạch hóa tại công ty. Có thể hiểu là nếu doanh nghiệp đã thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết mà không có những công cụ và phương pháp thích hợp để phân tích các thông tin này thì các thông tin thu thập được cũng trở nên vô dụng, thậm chí còn gây ra những quyết định sai, gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau lại có những đặc điểm về sản phẩm và thị trường khác nhau.
Các sản phẩm sản xuất ra khác nhau lại có những quy trình sản xuất khác. Sự khác nhau này có vai trò quan trọng trong việc xác định các quy trình cũng như lựa chọn các phương pháp để quản lý, để kế hoạch hóa
Mỗi công ty lại có những thị trường khác nhau, với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với việc lựa chọn các phân đoạn thị trường khác nhau ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của phân đoạn thị trường đó, bởi với mỗi phân đoạn thị trường thì nhu cầu chất lượng và mẫu mã sản phẩm lại không giống nhau. Kế hoạch sản xuất sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp ứng phó với đấu thủ cạnh tranh bằng việc xác định khối lượng các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Nguyên vật liệu và nhà cung cấp
Đặc điểm của nguyên vật liệu và nhà cung cấp cũng ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, nhất là kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu. Đối với những doanh nghiệp có danh mục nguyên vật liệu lớn thì công tác kế hoạch hóa sẽ khó khăn hơn, khối lượng công việc cho cán bộ lập kế hoạch lớn hơn, quản lý nguyên vật liệu cũng khó khăn hơn. Ngoài ra đặc điểm về các loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch. Đối với những loại nguyên vật liệu có thời gian bảo quản ngắn công tác lập kế hoạch thu mua và dự trữ phải được đặc
31
biệt quan tâm để tránh tình trạng thu mua dự trữ quá nhiều không sản xuất kịp dẫn đến giảm chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa
Ngoài ra sự quan tâm chú ý tới đặc điểm của nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng là một lưu ý với cán bộ kế hoạch. Sự khác biệt về thời gian cung cấp, giá cả và chất lượng hàng hóa giữa các nhà cung cấp khác nhau cần phải được cân nhắc, so sánh để có thể chọn ra một nhà cung cấp tốt nhất. Sự khác biệt về thời gian mua hàng cũng phải phải được quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ của việc thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu.