Căn cứ và nguyên tắc phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 36 - 38)

của doanh nghiệp Viễn thông

1.2.1. Căn cứ và nguyên tắc phát triển mạng lưới kinh doanh của doanhnghiệp Viễn thông nghiệp Viễn thông

Căn cứ phát triển mạng lưới kinh doanh

13

thì doanh nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán lẻ trực tiếp. Ngược lại, khu vực nhu cầu nhỏ lẻ, không tập trung thì tổ chức bán lẻ thông qua đại lý hoặc hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp khác.

- Năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có năng lực, trình độ cao, hệ thống quản lý hiện đại, có thể phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp. Nên tập trung phát triển hệ thống tại 1 số khu vực nếu như năng lực và trình độ quản lý còn thấp.

- Định hướng, chính sách phát triển lâu dài: Mặt hàng kinh doanh chính nào? Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp phải làm gì để luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu?...

- Các nguồn lực của doanh nghiệp: Nhân lực, tài lực, vật lực, thương hiệu… - Mục tiêu cần đạt được sau quá trình kinh doanh: doanh số, lợi nhuận, thị phần, thu nhập của nhân viên, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường…

Nguyên tắc phát triển mạng lưới kinh doanh

- Xác định, lựa chọn một cơ cấu tổ chức hệ thống hiện đại, chuyên nghiệp, rõ ràng và phù hợp với từng yếu tố của doanh nghiệp. Đối với một tổ chức nhỏ thì không cần có một cơ cấu quản lý chính thức vì khi đó nhiệm vụ của mỗi người được bố trí rất dễ dàng. Tuy nhiên đối với một hệ thống bán lẻ có quy mô lớn thì rất cần có một cơ cấu tổ chức, quản trị khoa học nhằm phân chia quyền hạn và trách nhiệm sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Nguyên tắc về vị trí địa lý: Việc quyết định đầu tư, xây dựng hay mở thêm bất cứ cửa hàng, siêu thị nào trong hệ thống bán lẻ cần tuân theo các nguyên tắc về vị trí địa lý (mật độ các cửa hàng, siêu thị không được quá dày đặc có thể gây xung đột giữa các thành viên đồng thời trở nên không hiệu quả, lãng phí, cũng không được quá thưa thớt vì sẽ không phủ kín được thị trường, mất cơ hội khai thác thị trường, phân bổ phải hợp lý, không quá gần hay quá xa với khu dân cư, vị trí thuận tiện với người tiêu dùng…)

- Nguyên tắc về quyền hạn và trách nhiệm: Nhân viên khi được giao trách nhiệm thực hiện công việc thì họ phải có quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc đó.

báo cáo cho một cấp trên duy nhất. Việc phân chia này càng hoàn hảo thì mâu thuẫn trong mệnh lệnh càng ít và trách nhiệm cá nhân trước kết quả càng lớn.

- Nguyên tắc thống nhất về mục tiêu: Để đạt được mục tiêu đề ra chỉ cần có một mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó và mọi người cùng thực hiện kế hoạch đó.

- Nguyên tắc về tầm quản lý: Một người chỉ có thể quản lý một số giới hạn những người dưới quyền tùy theo mức độ của công việc. Khi số lượng người dưới quyền vượt quá giới hạn thì chất lượng quyết định của người quản lý sẽ giảm đi.

- Nguyên tắc phân chia công việc: Những nhiệm vụ lớn phải được chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ và người thực hiện có thể chuyên môn thực hiện công việc đó, nhằm giảm mức độ đa dạng của công việc và tăng chất lượng hoàn thành công việc.

- Nguyên tắc mệnh lệnh theo tuyến: Quyết định từ cấp trên đến cấp dưới và việc báo cáo cho các cấp khác nhau trong tổ chức cần phải được quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 36 - 38)