3.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của Viễn thông Cao Bằng
3.1.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến kinh doanhcủa Viễn thông Cao Bằng của Viễn thông Cao Bằng
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế:
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với toàn thế giới. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh Á Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Việt Nam đã tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như là khái niệm được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, tự do hóa thương mại kéo theo những dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
“Cơ hội: Tham gia các hiệp định thương mại quốc tế sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn; tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tạo động lực cho khu vực DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế; giúp Việt Nam thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn; tạo cơ hội để các DN Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.”
“Thách thức: Hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc gia có thể là nhân tố cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại; sức ép
cạnh tranh đối với các DN Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các DN trên chính thị trường nội địa; Việt Nam sẽ bị giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu”.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công trong xu thế hội nhập, thực hiện các Hiệp định thương mại quốc tế, ngoài nỗ lực của chính cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong việc khai thác tốt nhất những cơ hội và hạn chế tối đa bất lợi từ những thách thức cũng là yếu tố rất quan trọng.
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam bắt đầu sâu rộng từ năm 1995. Xác định toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, với phương châm “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thời gian qua Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trong trong tiến trình hội nhập. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Việt Nam đã bước ra khỏi tình trạng là một nước kém phát triển.
Hội nhập đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới hầu hết các nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng và năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù là lĩnh vực nhạy cảm, nhưng khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đối ngoại, phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Nhiều loại hình dịch vụ mới được mở mang. Một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao đã được đầu tư và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Hội nhập thúc đẩy tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo được đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng động hơn. Nhiều doanh nghiệp chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng
65
suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện.
Trực tiếp liên quan đến lĩnh vực viễn thông, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Mạng di động 5G đang được các nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ tại châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc. Đây vừa là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ CNTT của VNPT vừa là thách thức đòi hỏi Viễn Thông Cao Bằng phải không ngừng đổi mới, cập nhật công nghệ để cung cấp các dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trên thế giới, số lượng kết nối băng rộng di động tăng 60% trong một năm của các doanh nghiệp viễn thông. Năm 2011, số lượng kết nối băng rộng di động là gần 1 tỉ và dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần kết nối vào năm 2020. Lưu lượng dữ liệu di động hàng năm sẽ tăng trung bình là hai lần trên quy mô toàn thế giới. Theo thống kê, 3% người sử dụng smartphone có thể tiêu thụ 40% dung lượng của mạng di động. Việc sử dụng smartphone sẽ tạo ra lưu lượng dữ liệu tăng gấp 10 lần so với dịch vụ điện thoại truyền thống.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Trong những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ TTTT, ngành Viễn thông chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của kết nối quốc tế trên thế giới, cả kết nối qua mạng di động và mạng cố định. Vùng phủ sóng được mở rộng và chất lượng mạng ngày càng tăng lên là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của các dihcj vụ viễn thông. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang đưa tới cho người dùng lượng băng thông đáp ứng tốt yêu cầu ngày một tăng cao của khách hàng.
Một số xu thế phát triển chính của công nghệ tác động hết sức mạnh mẽ đến ngành viễn thông trong nước hiện nay có thể kể đến như sau:
- Sự tăng trưởng của lưu lượng băng rộng di động với các công nghệ liên tục được thay đổi (3G, 4G, 5G...).
- Sự phát triển của điện toán đám mây, các ứng dụng và dịch vụ nội dung - Sự chuyển dịch từ các dịch vụ thoại sang dịch vụ dữ liệu trên cả khía cạnh đối với người tiêu dùng cũng như nguồn doanh thu của các nhà mạng.
- Smartphone ngày càng trở nên phổ biến tạo nên lưu lượng dữ liệu ngày càng lớn. Dự kiến tại Việt Nam, lưu lượng dữ liệu DATA hàng năm sẽ tăng hơn 100% lần trong vòng 5 năm tới. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Tính trong giai đoạn 2015-2017, lượng người Việt dùng smartphone đã tăng tới hơn 18%.
- Tích hợp viễn thông - công nghệ thông tin - truyền hình.
- Sự phát triển của các dịch vụ TV bao gồm cả Mobile TV và IPTV. - Hệ thống mạng được hiện đại hóa và phát huy IP.
- Sự phổ biến của các ứng dụng của CNTT trong cách ngành trọng yếu khác. - Sự bùng nổ của các dịch vụ OTT khiến các nhà mạng và cơ quan quản lý đang tìm cách giải quyết thỏa đáng tác động rất lớn của nó đến khách hàng, thị trường, cũng như định hướng phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông.
Với sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông trong tình hình mới, ngày 07/3/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, hướng đến 2025. Đây là cơ sở pháp lý để cho các Doanh nghiệp Viễn thông phát triển mạnh mẽ các dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin trên nền tảng viễn thông mà VNPT đang cung cấp.
3.1.1.3. Bối cảnh địa phương tỉnh Cao Bằng
Với sự phát triển của kinh tế xã hội của cả nước, kinh tế Cao Bằng cũng phát triển theo và hưởng lợi tạo điều kiện kinh tế phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân, trình độ dân trí được nâng cao. Việc ứng dụng, sử dụng các sản phẩm viễn thông – CNTT trong những năm tiếp theo được dự báo sẽ phát triển vượt bậc, đặc biệt trong các lĩnh vực hành chính công, thương mại điện tử. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ băng rộng.
67
Cao Bằng tuy có quy mô diện tích tương đối lớn so với các tỉnh trong cả nước. Nhưng dân số ở mức trung bình, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Thị trường đã chứng kiến sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam như VNPT, FPT, Vietnamobile và Viettel,...Sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra tại tất cả khu vực đô thị, nông thôn, tập trung vào các loại hình dịch vụ có lượng người dùng và doanh số cao như di động 4G, 5G truy cập internet cáp quang, cáp đồng, dịch vụ truyền hình kỹ thuật số và dịch vụ thuê kênh truyền dữ liệu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 về việc Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng. Ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh; chỉ đạo, điều phối việc triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh; Đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố ăn toàn thông tin mạng trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ- TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ: chỉ đạo công tác điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp, tuân thủ yêu cầu của cơ quan điều phối quốc gia trong điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin; triệu tập, chỉ đạo hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng; báo cáo tình hình và xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia (qua sở Thông tin và Truyền thông) về các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ liệu của các cơ quan. Các hệ thống thông
tin dùng chung trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, phục vụ Chính quyền điện tử gồm có: hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã đầu tư trang bị ở 17 điểm cầu; hệ thống Thư điện tử công vụ của tỉnh; hệ thống cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; hệ thống Quản lý văn bản điều hành; hệ thống thông tin Một cửa điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (đang được triển khai thiết lập); hệ thống kết nối người dân, doanh nghiệp với chính quyền tỉnh. Các cơ sở dữ liệu gồm: cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình tốc độ cao tỉnh Cao Bằng; CSDL hồ sơ địa chính đất đai; CSDL người có công…
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định cho ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử kịp thời với các quy định, định hướng của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn của tỉnh; xây dựng, phát triển, nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh thực hiện mục tiêu kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu; Các hệ thống thông tin có liên quan đến người dân; Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; hệ thống lưu trữ điện tử; hệ thống theo dõi, đánh giá các chỉ số phát triển kinh tế xã hội; hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh; hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử. Thí điểm xây dựng nền tảng đô thị thông minh (năm 2020) và từng bước mở rộng triển khai các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh theo nhu cầu của tỉnh…
Ngày 06/6/2020 Viễn thông Cao Bằng và UBND tỉnh Cao Bằng đã ký kết thỏa thuận hợp tác về VT&CNTT giai đoạn 2020 – 2025 để phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, phát triển các dịch vụ công thông minh, chính quyền đô thị thông minh. Nhằm mục đích chung phục vụ chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh. UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã đi đến thống nhất phương hướng triển khai thực hiện giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, hai bên sẽ phối hợp thực hiện khảo sát, đánh giá tổng thể hiện trạng, nhu cầu về hạ tầng mạng trong cơ quan nhà nước, nhu cầu về lưu trữ dữ liệu
69
để lập kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng dữ liệu trong cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng; phối hợp xây dựng kiến trúc nền tảng phát triển các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công, tích hợp các dịch vụ có sẵn; mở rộng ứng dụng CNTT tại bộ phận tiếp nhận và kết quả thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, cấp xã; phối hợp trong xây dựng đề án và cung cấp giải pháp tổng thể an toàn thông tin, chính quyền điện tử phù hợp với quy hoạch và định hướng của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.