Những hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 83 - 85)

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển mạng lưới kinh doanh của Viễn thông Cao Bằng còn có một số hạn chế. Những hạn chế lớn như sau:

Một là, chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh bài bản, khoa học theo giai đoạn, cụ thể. Hiện nay Viễn thông Cao Bằng mới có các chủ trương, định hướng kinh doanh dịch vụ viễn thông-CNTT trong các bản giao kế hoạch hàng năm của Viễn thông Cao Bằng. Chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược dài hạn có mục tiêu, có nội dung vụ thể trong giai đoạn 05 năm, 10 năm. Khi quyết định đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Cao Bằng, phải xây dựng chiến lược kinh doanh khác với chiến lược kinh doanh của các tỉnh đồng vì chi phí để lắp đặt các trạm phát sóng di động và xây dựng các tuyến truyền dẫn tại miền núi rất tốn kém, đầu tư khó khăn mà chưa biết hiệu quả như thế nào. Viễn thông Cao

Bằng đã chậm hơn đối thủ từ đến hai năm trong việc kinh doanh dịch vụ viễn thông ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân là tư tưởng còn mang tính thụ động, chậm cập nhật theo xu hướng phát triển nhanh như vũ bão trong ngành viễn thông - CNTT.

Hai là, Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ viễn thông và bán hàng của Viễn thông Cao Bằng còn hạn chế cả chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay, Viễn thông Cao Bằng chỉ tập trung phát triển mạng lưới kinh doanh chủ yếu tại các trung tâm thành phố, trung tâm các huyện trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên còn một thị trường rộng lớn tại các vùng vùng sâu, vùng xa, nông thôn, có nhu cầu rất lớn sử dụng các dịch vụ viễn thông-CNTT thì Viễn thông Cao Bằng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do địa bàn chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, phát triển hạ tầng tốn nhiều kinh phí. Về kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, Viễn thông Cao Bằng chưa ban hành được chính sách kích thích kênh phân phối cũng như chưa hoàn thiện xây dựng quy chế thù lao cho nhân viên điểm bán lẻ và các cộng tác viên, khi áp dụng phương án giao thu cước phát sinh gộp hóa đơn của nhiều thành viên trong gia đình.

Ba là, Hệ thống thông tin quản lý và chăm sóc khách hàng yếu. Chưa phát triển hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng hiện đại và tiện lợi. Việc cập nhật số liệu thuê bao và quản lý phân loại khách hàng cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân,… chưa thực sự tốt, dẫn đến công tác quản lý và chăm sóc khách hàng nhiều khi chưa kịp thời, đôi khi gây phiền hà và làm mất thời gian của khách hàng. Do đó trong thời gian tới, Viễn thông Cao Bằng cần tập chung chuẩn hóa cơ sở dữ liệu khách hàng, chú ý sử dụng hiệu quả hệ thống CRM trong quản lý khách hàng.

Bốn là, Hệ thống thanh toán chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng. Hiện nay Viễn thông Cao Bằng đang triển khai thu cước trên địa bàn qua hệ thống nhân viên và qua 04 Ngân hàng thương mại: ViettinBank, BIDV, AgriBank và ngân hàng Liên Việt. Tuy nhiên hiện nay số lượng khách hàng thanh toán qua các kênh ngân hàng này còn hạn chế cả về số khách hàng và doanh thu tài khoản. Việc truyền thông, thông tin đến khách hàng chưa được làm tốt, nhiều khách hàng vẫn chưa nắm được kênh thanh toán điện tử này.

61

Năm là, Mô hình quản trị mạng lưới kinh doanh hiện nay của Viễn thông Cao Bằng chưa hiện đại. Hiện nay nhân lực trong bộ máy quản lý của Viễn thông Cao Bằng vẫn chưa hợp lý, số lượng nhân sự làm việc gián tiếp còn cao hơn so với tỷ lệ mà Tập đoàn quy định. Theo quy định của Tập đoàn thì nhân sự làm việc trong bộ máy quản lý chỉ chiếm từ 8 đến 10 %. Tuy nhiên hiện nay tại Viễn thông Cao Bằng số lượng nhân sự này hiện tại đang chiếm khoảng 13.5%.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG CAO BẰNG (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w