Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

Nguyên

 Khái niệm

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền

lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật” [18]. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý và vai trò quản lý càng tăng lên.

Quản lý nhà nước về văn hóa: là những công việc của Nhà nước được

thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa phải gắn liền với chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương. Theo đó cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ở các cấp chính quyền địa phương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh, phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

cấp huyện, thị xã và Ban văn hóa cấp xã, phường. Trong hệ thống đó vai trò của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa: được hiểu là các hoạt động chấp

hành, điều hành của cơ quan Nhà nước, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành luật pháp đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân tộc bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể là quá trình ban hành chính sách, định hướng, huy động, tổ chức, điều hành các nguồn lực nhằm thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa và tổ chức thực hiện các công việc khác liên quan đến di sản văn hóa.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: quản lý

nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng là sự định hướng tạo điều kiện để tổ chức điều hành hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng được phát huy theo chiều hướng tích cực. Với tư cách là quản lý nhà nước trên một lĩnh vực cụ thể, quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước bằng nhiều biện pháp đến di sản văn hóa cồng chiêng và các hoạt động của con người để gìn giữ những giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, tạo cơ sở cho việc hình thành các giá trị mới.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hoạt động quản lý nhằm bảo tồn, phát huy sáng tạo các giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời nâng cao vai trò của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Như vậy, cần có biện pháp quản lý phù hợp mới phát huy hết được những giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống đương đại. Trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, mục đích về văn hóa cần thống nhất với mục đích về kinh tế và cơ chế tạo nên sự hài hòa, tương tác giữa chúng.

Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm, đồng thời phối hợp cùng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nói chung, nhưng được phân chia trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Chủ thể quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Chủ thể quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hệ thống bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương: là Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, Ban, Nghành, cơ quan ngang Bộ... có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Điều 55 Luật Di sản văn hóa Việt Nam quy định: “Bộ Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý về di sản văn hóa. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo sự

phân công của Chính phủ” [27; 29].

Cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp địa phương là UBND các cấp, các cơ quan chức năng trực thuộc UBND các cấp như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh, phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp huyện, thị xã và Ban văn hóa cấp xã, phường và các sở ban ngành có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở địa phương. Khoản 4, Điều 55, Luật Di sản văn hóa Việt Nam [27; 29] quy định: UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, chủ thể có vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đó là chính quyền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý

di sản văn hóa phi vật thể có sự phân công rõ ràng, trao quyền mạnh mẽ cho địa phương. Chính quyền địa phương là chủ thể tự kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)