Kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 90 - 91)

sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh

Thành lập hiệp hội nghệ nhân văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên cơ sở các câu lạc bộ cồng chiêng ở các làng hiện nay, xây dựng chương trình

hoạt động cho hiệp hội, để tổ chức phi chính phủ này đóng vai trò tích cực trong việc tuyền dạy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho thế hệ trẻ.

Thành lập Trung tâm nghiên cứu di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoặc có bộ phận nghiên cứu này trong phòng Quản lý di sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch của tỉnh. Khai thác có hiệu quả Trung tâm vệ tinh, các cơ quan lưu trữ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, đảm bảo sự tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Quản lý khai thác việc tiếp cận các tài liệu thông qua hệ thống lưu trữ kỹ thuật số và hệ thống mạng Internet. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu cần có sự phối hợp, giúp đỡ chuyên môn của Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Cục Di sản văn hóa.

Thành lập ban bảo vệ văn hóa cồng chiêng từ tỉnh đến cơ sở trong đó cần có các già làng và cán bộ người dân tộc có năng khiếu vào ban này đồng thời có kinh phí và phương tiện cần thiết cho ban này hoạt động.

Tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và đồng bào các dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Chú trọng tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật

(trong nước và nước ngoài). Tổ chức các đội thông tin lưu động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)