Quan điểm của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 80 - 84)

Nguyên

3.1.1. Quan điểm của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chiêng Tây Nguyên

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa”. Nguyên tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã dẫn lời nhà bác học Bernard Lowl- người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1995 – khi ông nói đại ý rằng: chỉ có những ai nhìn thấy cái vô hình thì mới có thể thực hiện được khả thể.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ký Công ước năm 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESSCO [46]. Công ước này đã được Đại hội đồng UNESSCO nhất trí thông qua vào ngày 17/10/2003 và có hiệu lực từ tháng 4/2006. Cùng với việc tham gia Công ước là sự đảm bảo các quy định của Công ước nói trên phải được nội luật hóa vào pháp luật của quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của UNESSCO, tại lần sửa đổi bổ sung vào năm 2009, khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể đã xác định lại theo hướng xúc tích và trọng tâm “di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Cách định nghĩa này đảm bảo các tiêu chí xác định di sản văn hóa phi

vật thể của Việt Nam phù hợp với quốc tế. Qua đó, Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ ở tầm quốc tế.

Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25-TTg ngày 19/01/1993 qui định về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, xác định: “Đầu tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý biên soạn, bảo quản lâu dài phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như văn học dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, gìn giữ các nghề thủ công truyền thống”[36]. Như vậy nhà nước đã xác định phải bảo tồn di sản văn hóa nói chung, trong đó quan tâm đến di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII, thông qua ngày 16/07/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [9]. Ở đây, văn hóa phi vật thể đã được nhắc đến trực tiếp và được khẳng định vai trò cũng như giá trị quan trọng đối với dân tộc, đất nước, cần được bảo tồn và phát huy giá trị bên cạnh di sản văn hóa vật thể.

Các văn kiện tại các kỳ Đại hội Đảng cũng có những nội dung thể hiện phương hướng phát triển và bảo tồn di sản văn hóa. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: “Tiếp tục xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Như vậy, trong các chính sách gần đây, Nhà nước đã đề cập đến việc bảo tồn, phát huy

di sản văn hóa như một vấn đề không thể thiếu trong quá trình xây dựng đất nước. Các chính sách của Đảng hướng đến việc xây dựng, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng cùng với chiến lược phát triển đất nước.

Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ, phát triển hệ thống di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa đã dành trọn vẹn chương II, từ điều 17 đến điều 21 để đề cập vấn đề di sản văn hóa phi vật thể từ trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan nhà nước đến các nguyên tắc bảo vệ và phát huy. Điều 20 “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” [29]; hoặc Điều 26 “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt” [29].

Một trong những công cụ để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, đó là hệ thống pháp luật. Đảng ta cũng khẳng định chủ trương: Nhà nước cùng nhân dân giữ gìn và bảo tồn những di sản văn hóa, hoàn thành nhiệm vụ sưu tầm vốn văn hóa văn nghệ các dân tộc. Nghị quyết TW 5 khóa VIII, đã khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [9].

Các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được xây dựng trên phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Sự kết hợp này, vừa thể hiện sự đồng thuận của Nhà nước và nhân dân, vừa mang lại hiệu quả cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thực hiện chủ trương đường lối của

Đảng, Luật di sản văn hóa đã đưa ra các quy định thích hợp để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, phát huy di sản như: tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế, cho phép tổ chức, trưng bày cổ vật ở nước ngoài. Vì vậy Nhà nước ta đã có ý thức và triển khai quá trình xây dựng một văn bản luật thống nhất quy định về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, cụ thể ngày 23 tháng 11 năm 1945, hơn 2 tháng sau khi nhà nước dành được độc lập, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ – TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày di sản Văn hóa Việt Nam”. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định các yêu cầu của Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là:

Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân.

Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hóa nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng.

Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo pháp luật về thi đua khen thưởng.

Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2003 đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, theo đó khuyến nghị các quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đảm bảo khả

năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người, tích cực lôi kéo họ vào công tác quản lý. Từ đó, Việt Nam đã xây dựng biện pháp nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với quy định chỉ đạo tại Điều 17 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [29].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 80 - 84)