Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 58 - 64)

chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Quy định về di sản văn hóa phi vật thể

So với Luật di sản văn hóa phi vật thể năm 2001, Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có sự thay đổi căn bản trong việc đưa ra khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Tiêu chí xác định di sản văn hóa phi vật thể đó là không ngừng được “tái tạo” (bổ sung và thay đổi) đã thể hiện rõ đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể là di sản “sống”, gắn liền với đời sống của cộng đồng, hiện hữu không chỉ ở quá khứ mà cả trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng nghĩa của “tái tạo”, giới hạn của sự tái tạo ấy đến đâu? Về tiêu chí di sản văn hóa phi vật thể phải được chuyển giao qua các thế hệ khác như thế nào? Và việc chuyển giao qua bao nhiêu thế hệ thì được coi là phù hợp với tiêu chí này?

Chúng ta cũng biết, sự xác định tiêu chí chuyển giao qua các thế hệ phần lớn được nghiên cứu dựa trên kí ức của những nghệ nhân, những người lưu giữ và truyền tải di sản, do đó nó cũng chỉ có tính chất tương đối, bởi trí nhớ con người không phải bao giờ cũng chính xác.

Quy định pháp luật liên quan đến di sản phi vật thể

Quy định của pháp luật về một số vấn đề liên quan đến di sản phi vật thể còn chung chung, chưa cụ thể, chưa được thống nhất, dẫn đến sự vướng mắc khi áp dụng như:

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ có chỉ ra những hành vi được coi là“gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể” (Điều 4) trong đó có “tùy tiện đưa ra những yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị di sản” (Khoản 2 điều 4). Tuy nhiên, Nghị định này không quy định chủ thể nào sẽ là người đánh giá hành vi đó làm giảm giá trị của di sản. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, bởi cộng đồng là chủ thể có quyền quyết định đến sự tồn tại, thay đổi của di sản văn hóa phi vật thể. Cơ quan quản lý khó có thể can thiệp dựa trên sự đánh giá của chính họ về việc các yếu tố đã làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan. Theo quy định tại khoản 3 điều 55 Luật di sản văn hóa năm 2001 thì Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong việc phối hợp với Bộ văn hóa – Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này.

Bên cạnh đó, vấn đề tôn vinh các nghệ nhân cũng có sự bất cập. Điều 26 Luật di sản văn hóa năm 2001 quy định về việc khuyến khích, động viên, tôn vinh các nghệ nhân có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ và phát huy di

sản văn hóa phi vật thể, nhưng chưa có quy định cụ thể là áp dụng vào khi nào và như thế nào cho phù hợp, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc tôn vinh này.

Luật số 15/2003/QH11 về thi đua khen thưởng ban hành ngày 20/11/2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) [32] mới chỉ xác định các nghệ nhân làng nghề là đối tượng điều chỉnh, còn các nghệ nhân nắm giữ tri thức dân gian và nghệ thuật trình diễn chưa được đề cập đến.

Quy định tại điều 65 của Luật thi đua khen thưởng quy định danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ nhân ưu tú chỉ phong tặng cho các cá nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, gìn giữ, sáng tạo và phát triển nghành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, không điều chỉnh tới các cá nhân có công đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở các lĩnh vực khác.

Vì vậy, theo dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NSƯT mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi lấy ý kiến các bộ, ban, ngành có liên quan bao gồm 4 chương và 17 điều. Các bộ, ban, ngành cũng đã có phản hồi khá tích cực về Dự thảo thông tư này. Tuy nhiên những ý kiến góp ý đều rơi vào “nước đôi”, nghĩa là một mặt tán thành với nội dung Dự thảo thông tư đặt ra, mặt khác đề nghị cần nghiên cứu lại để tránh sự chồng chéo, trùng lắp với thông tư khác.

Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng từ tháng 1-2007, bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NSƯT mà đối tượng chính là nghệ nhân dân gian làm nghề thủ công truyền thống. Để tránh sự chồng chéo và tập trung, chỉ nên có một cơ quan làm đầu mối, Bộ Công Thương đề nghị các bộ ngành có liên quan cần ngồi lại với nhau để làm chung một thông tư mới về các đối tượng có liên quan. Bộ Tài chính, Ban thi đua khen thưởng trung ương (Bộ Nội vụ) và Cục Chế biến,

thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cũng chung quan điểm như vậy.

Về những ý kiến còn khác nhau, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho biết thông tư của Bộ Công thương ban hành từ tháng 1-2007 chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ nhân nghề thủ công truyền thống. Còn dự thảo thông tư do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch soạn thảo đã đề cập các nghệ nhân dân gian thuộc các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Cần nhấn mạnh, các nghệ nhân dân gian làm nghề thủ công truyền thống chỉ là một trong tám lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, hiện đang được giao cho Bộ Công Thương tổ chức xét tặng danh hiệu. Trong khi đó, các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có tính đặc thù đòi hỏi phải có chuyên môn cao lại đang được giao cho Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quản lý. Với việc các Bộ, ngành vẫn đang tiếp tục “tranh cãi” chưa dứt về vấn đề này thì đến nay không ai có thể biết được bộ, ngành nào muốn cầm cương đứng ra chủ trì trong việc tổ chức xét tặng. Phải chăng với những ý kiến nêu ra thì Bộ Công Thương sẽ sẵn sàng làm đầu mối và chịu trách nhiệm? Nhưng bên cạnh đó, việc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn, xét tặng NNND, NSƯT trong lĩnh vực do mình quản lý cũng không sai so với luật định.

Mặt khác, quy trình, thủ tục cũng là vấn đề hành chính rất “đáng ngại” với các cụ già, nhất là những người “cả đời đã không được mấy”, đến nay tóc bạc đầu râu nếu lại phải viết đơn từ, thảo đề nghị, xin xác nhận dấu má, thẩm định của chính quyền và các cơ quan chuyên môn thì sẽ thật là nhiêu khê. Mà việc xét phong tặng sẽ luôn luôn trải qua việc so bì hơn kém, quyết người này mà loại người khác ... Với các nghệ nhân – những di sản của dân tộc, tài năng có khi còn là bậc thầy của những nghệ sĩ danh tiếng, thì việc đưa các cụ vào vai trò “thí sinh” này thật là vô cùng tế nhị và khó khăn! Thêm nữa, “Chính phủ quy định trình tự,

thủ tục xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, việc này chắc chắn cần sự cố vấn của giới chuyên môn. Vậy thì năng lực, uy tín của các chuyên gia thẩm định, đánh giá và biết tôn vinh các nghệ nhân từ cấp cơ sở đến Trung ương cũng là một thách thức. Không thể có chuyện chuyên gia loại hình này xét chọn nghệ nhân loại hình khác, cũng như rất khó để các chuyên gia thế hệ sau xét chọn các nghệ nhân đã đóng góp đáng kể cho quá trình điền giã, nghiên cứu của các chuyên gia thế hệ trước mình. Với các địa phương có hàng trăm người cao tuổi tham gia sinh hoạt cồng chiêng trong các làng bản thì việc tôn vinh những gương mặt xuất chúng quả không phải dễ! Ở địa bàn này, cũng như những nơi khác, xây dựng được những tiêu chí xác đáng cho việc xét chọn, hỗ trợ nghệ nhân là rất cần thiết, như các yếu tố thâm niên rèn luyện, sinh hoạt và truyền dạy nghệ thuật, những cống hiến về bài bản, kỹ năng v.v. Ngoài ra, cách vinh danh ý nghĩa nhất là nối dài thành quả, phẩm chất nghệ thuật của các nghệ nhân bằng cách lưu giữ vốn liếng, giới thiệu tinh hoa của các nghệ nhân đến thế hệ sau mà trước hết là ở địa phương.

Quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật

thể

Một số vấn đề trong công tác bảo tồn di sản phi vật thể chưa được pháp luật đề cập tới. Pháp luật chưa mạnh dạn trao quyền và hỗ trợ người dân để họ xác định bản sắc của mình, giúp người dân tìm được những tiềm năng có thể phát huy được từ chính các di sản văn hóa đó, giúp họ có thể biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển. Pháp luật hiện nay chưa có quy định về giáo dục bảo vệ di sản, đây là nhiệm vụ của các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các bảo tàng. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế xã hội, thương mại hóa di sản văn hóa; toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa là các yếu tố tác động đến việc bảo tồn các di sản văn hóa, sự bền vững của văn hóa bản địa, du lịch hóa các di sản làm tổn thương các di sản nhạy cảm. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ di

sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể, để ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ các hoạt động nói trên. Theo Luật di sản văn hóa, một trong những chức năng của bảo tàng là Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể. Có nghĩa, các bảo tàng ở địa phương cần có phòng giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, của toàn quốc. Nhưng đây cũng là vấn đề mới chỉ quy định ở mức chung chung, chưa cụ thể và khó khả thi trên thực tế.

Cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hiện nay là Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 [27, 29]. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu các văn bản dưới luật được xây dựng trên cơ sở thống nhất ý kiến cộng đồng, để đảm bảo cho việc hướng dẫn, thực thi luật ở địa phương, ví dụ như đối với công tác quản lý lễ hội cồng chiêng dưới góc độ là di sản văn hóa phi vật thể.

Quy định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể

nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng

Quyền sở hữu trí tuệ đã được đề cập trong danh sách của UNESCO, theo đó bản quyền của các cộng động đã sản sinh và lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể phải được tôn trọng. Tổ chức này cũng thừa nhận xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể là điều không dễ dàng, bởi di sản văn hóa phi vật thể không do cá nhân sáng tạo nên đó là sản phẩm của cả cộng đồng. Ở Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) [30], nhưng quyền sở hữu đối với di sản văn hóa phi vật thể chưa được đề cập một cách đầy đủ và toàn diện. Nhìn rộng ra, đối với di sản văn hóa phi vật thể, quyền sở hữu tác giả là một quyền quan trọng để tránh việc sử dụng di sản vào mục đích xấu và góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng.

Luật mới chỉ đưa ra quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, theo quy định tại điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tổ

chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Vấn đề cần bàn ở đây, đó là hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là sáng tạo của một cộng đồng, lúc ấy quyền tác giả sẽ thuộc về cộng đồng nào?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 58 - 64)