Thực trạng thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 70 - 71)

nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số Dak Lak. Chỉ thị nêu rõ: thanh tra, kiểm tra việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng từ cơ sở, có biện pháp xử lý và kiên quyết chặn đứng ngay việc mua, bán cồng chiêng, có kế hoạch chăm lo giúp đỡ đồng bào còn lưu giữ cồng chiêng nhưng đời sống khó khăn.

Có kế hoạch phối hợp và chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường để bảo vệ cồng chiêng theo quy định: Nghiêm cấm việc mua bán, phá huỷ cồng chiêng; Nghiêm cấm vận chuyển cồng chiêng ra ngoài tỉnh, trường hợp đặc biệt phải có giấy phép của Sở Văn hóa Thông tin; trường hợp đồng bào cần bán cồng chiêng thì chỉ có ngành Văn hóa Thông tin được mua để đưa vào bảo tồn văn hóa; những người vi phạm các quy định trên đây, tuỳ theo mức độ sẽ xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nhận được chỉ thị này yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm triển khai thực hiện đồng thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

Tuy nhiên, cho đến nay, các quy định và chế tài xử lý vi phạm còn chưa được cụ thể hóa, nên trong những năm gần đây, nhất là sau khi di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bị khuếch trương rất nhiều trong các hoạt động biểu diễn.

Nhiều hoạt động biểu diễn liên quan đến di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không đáp ứng được tiêu chí mang cái hay, các đẹp của văn hóa dân tộc để phục vụ khán giả, chẳng hạn:

- Các bài chiêng không còn nguyên bản mà đã thay đổi nhạc điệu hiện đại hơn;

- Trang phục truyền thống dân tộc có lúc biến tướng;

- Trong lễ hội ở các buôn, làng cố gắng xin được càng nhiều tiền càng tốt.

Tình trạng lộn xộn, những hình ảnh gây phản cảm trong hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 70 - 71)