Định hướng hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 44)

bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi sử dụng đồng bộ các phương pháp kinh tế, giáo dục, hành chính thích hợp.

1.2.7. Tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một nội dung và phương thức quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng.

Trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng, cần coi trọng công tác tổng kết và đánh giá, thi đua và khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Cùng với khen thưởng, việc kỷ luật đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến các hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng là những nội dung và nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm dựa theo những quy định trong Điều 15 của Nghị định số 178/2010NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa.

1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nguyên

1.3.1. Định hướng hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nguyên

Việc định hướng hoạt động của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy truyền

thống tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có chức năng văn hóa, xã hội và biểu tượng bởi vì đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là một vật thiêng. Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ “đối thoại” với tổ tiên và thần linh. Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là chức năng nghi lễ.

Cồng chiêng còn có chức năng là vật thể hiện cho uy tín và quyền lực. Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người giàu của cải mà hơn thế nữa, còn là người có sức mạnh thiêng lớn hơn người khác vì ông bà ta coi các thần linh là bạn.

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian, đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng.

Phần lớn các tộc người ở Tây Nguyên đánh chiêng cồng trình diễn trong các nghi lễ đều thực hiện xung quanh một trung tâm là biểu tượng thiêng của buổi lễ như: cây nêu hay nhà mồ hoặc con trâu hiến sinh. Mỗi nghệ nhân chỉ sử dụng 1 chiếc cồng chiêng. Họ đi thành hàng một, đi đầu thường là một cái trống, tiếp theo là các chiêng cồng với thứ tự cái có cao độ trầm đi trước, cái có cao độ cao lần lượt theo sau, vừa nhún nhảy vừa đánh chiêng vẽ nên một đường tròn và tạo thành một trường âm thanh quanh trung tâm thiêng.

Có thể nói, di sản văn hóa cồng chiêng thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa – nghệ thuật ở đỉnh cao của các tộc người Tây Nguyên. Đó là sáng tạo văn hóa rất độc đáo của cư dân các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng,

nhưng rất thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hóa Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)