Hỗ trợ và huy động các nguồn lực để phát triển văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 40 - 41)

1.2.5. Hỗ trợ và huy động các nguồn lực để phát triển văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chiêng Tây Nguyên

Căn cứ để đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là cần xác định các mô hình hoạt động thuộc sự quản lý của ngành văn hóa.

Có 3 nhóm mô hình hoạt động là: sự nghiệp, sự nghiệp có thu và tự chủ kinh doanh.

Các nguồn đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn từ các dự án đầu tư, viện trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh các biện pháp nhà nước đầu tư ngân sách cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cũng còn hình thành những nguồn “Tài chính phi nhà nước”, nhằm đảm bảo cho bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dưới nhiều hình thức “quỹ bảo hộ” khác nhau.

Cơ chế quản lý đối với các nguồn đầu tư tuân theo nguyên tắc quản lý hành chính, cấp nào trực tiếp cấp phát ngân sách thì cấp đó xét duyệt chi tiêu theo đúng các quy định hiện hành.

Đối với ngân sách trung ương, do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trực tiếp cấp phát và xét duyệt, quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc.

Đối với ngân sách địa phương, do Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch trực tiếp cấp phát và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc sở.

Đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 40 - 41)