Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 68 - 69)

nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Những người làm công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện tại còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động, chưa có kinh nghiệm và học hỏi được những mô hình, những phương thức bảo tồn và tổ chức hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thực sự hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ văn hóa các cấp trong tỉnh chưa cụ thể nên chưa phát huy hiệu quả tích cực.

Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng với chính quyền các cấp chưa tích cực và kịp thời.

Công tác tham mưu tổ chức các biện pháp quản lý di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng chưa thực sự được chú trọng, nên một số kết quả đạt được mới chỉ ở góc độ vụ việc mà chưa thành hệ thống theo kết quả cụ thể.

Vì vậy, một số di sản cồng chiêng Tây Nguyên cổ đang đứng trước nguy cơ bị mai một do chưa kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy, đặc biệt là giải pháp về đội ngũ nguồn nhân lực về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Các hoạt động tham gia với cộng đồng nhiều lúc còn mang tính hình thức và trong khâu tổ chức còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng để biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và có tính xã hội cao.

Thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 68 - 69)