Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 89)

nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh

Hoàn thiện hệ thống thể chế bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Cụ thể hóa các quy định pháp luật về nhận diện di sản văn hóa phi vật thể, các quy định về biện pháp bảo vệ, sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế theo hướng phụ hơp với lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những cách thức hiệu quả tác động đến quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong quá trình tăng cường, hội nhập quốc tế, cần xây dựng các cơ chế nhằm giúp các nghệ sỹ và nghệ nhân trong việc quản lý các hoạt động và củng cố các quyền lợi của họ trên thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường sự hợp tác văn hóa giữa các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội bằng cách cấp cho các tổ chức này một quy chế hoạt động thích hợp và điều lệ chính thức.

Đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các buôn, làng, các câu lạc bộ cồng chiêng, âm nhạc dân gian và để làm được điều này, trước hết các buôn, làng, câu lạc bộ cần có những nội quy, quy chế hoạt động rõ ràng dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý văn hóa địa phương. Song song với đó, ngành Văn hóa thể thao và Du lịch cũng khuyến khích hoặc có quy định cụ thể cho các buôn, làng, câu lạc bộ trong việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, những giá trị đặc trưng của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Đổi mới và nâng cao chất lượng Hội thi, Liên hoan văn hóa cồng chiêng đầu xuân hay các dịp lễ hội qua đó cần được tổ chức từ cơ sở và có sự tham gia của các đối tượng ở ngoài tỉnh, ở nhiều tỉnh để tiến tới Hội thi, Liên hoan toàn quốc. Cần duy trì tốt tổ chức các Liên hoan, Hội thi cho học sinh phổ thông và thiếu nhi bằng hình thức phát động các cuộc thi thực hành về văn hóa cồng chiêng để: Một là, tìm ra những thí sinh trẻ tuổi say mê nghiên cứu về văn hóa cồng chiêng; Hai là, tìm ra những gương mặt trẻ có năng khiếu đặc biệt trong hát và trình diễn cồng chiêng. Công tác tuyển chọn tài năng trẻ thông qua các hội thi, liên hoan sẽ thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ vào quá trình sinh hoạt, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, thực hành các hình thức sinh hoạt cồng chiêng hiện nay nói riêng.

Sau khi quán triệt triển khai từng chương trình cụ thể, UBND tỉnh Đắk Lắk cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình hành động theo từng lĩnh vực hoạt động, góp phần làm cho di sản cồng chiêng Tây Nguyên được bảo tồn một cách khoa học và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng một cách lâu bền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)