Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 44 - 45)

Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để kết nối cộng đồng cũng lại là cồng chiêng. Tây Nguyên có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc luôn hòa hợp lẫn nhau trong văn hóa cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hóa văn hóa của nhau trong sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.

1.3.2. Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nguyên

Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng, là cốt lõi của bản sắc văn hóa, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa trong cộng đồng các dân tộc.

Việc điều chỉnh nhằm hướng các hoạt động của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đi vào chiều sâu, tránh được tình trạng phân tán không hiệu quả. Trong thời gian qua hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa được quy hoạch phát triển theo định hướng cụ thể.

Để đưa hoạt động này vào chiều sâu, các cơ quan cấp trên cần có chính sách giao trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới, khuyến khích thành lập các công ty, tập đoàn lớn, các cơ quan trọng điểm để thực hiện duy trì các hoạt động, chú trọng khơi dậy truyền thống của buôn, làng kết hợp với xu hướng theo tổ hợp, quần thể để góp phần duy trì, bảo tồn và kết hợp với du lịch. Với thế mạnh của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hết sức đặc sắc thì việc điều chỉnh các hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng không đơn thuần là chỉ là việc bảo tồn và phát huy mà còn kết hợp làm lợi cho việc phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)