Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 89 - 90)

Hoàn thiện danh sách các nghệ nhân; xây dựng chính sách đãi ngộ với các nghệ nhân như lương, phụ cấp, nhất là những nghệ nhân được phong tặng “Báu vật nhân văn sống” ở các buôn, làng trên địa bàn tỉnh.

Để làm được việc này, Sở VHTT&DL cần tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục phát triển khai việc tổng kiểm kê, đặt ra các tiêu chí về nghệ nhân, từ đó nghiên cứu một chính sách phù hợp. Đã đến lúc chúng ta không thể tôn vinh kho “Di sản nhân văn sống” bằng băng rôn, khẩu hiệu và những giấy khen mãi khi cuộc sống của nhiều nghệ nhân giỏi hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trang bị cồng chiêng cho các đội chiêng ở các buôn làng nhằm khích lệ, động viên tinh thần đối với các nghệ nhân đánh chiêng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, gìn giữ giá trị văn hóa, giá trị di sản văn hóa cồng chiêng và góp phần phát huy hiệu quả trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các buôn, làng.

Cấp trang phục truyền thống: Chọn và cấp trang phục cho các đội chiêng, các đội văn nghệ ở các buôn làng có nhiều thành tích trong việc bảo tồn, phát huy gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng để các đội chiêng, đội văn nghệ chủ động hơn trong việc tập luyện hoặc tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu diễn tại cộng đồng cũng như trong và ngoài tỉnh.

Phục dựng một số lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một của đồng bào các dân tộc bản địa gắn với môi trường diễn tấu văn hóa cồng chiêng để đồng bào phát huy những nét đẹp trong các lễ hội vào đời sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 89 - 90)