Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 40)

về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm đội ngũ các nhà quản lý và đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Củng cố và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có năng lực quản lý và có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng với sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà khoa học trong nước và thế giới (kể cả đi tham quan học tập ở nước ngoài) là rất cần thiết.

Cần khẳng định rằng, những người làm công tác quản lý ở cấp cơ sở nói chung và những người làm công tác quản lý trực tiếp ở cấp cơ sở nói riêng, nếu không hiểu biết sâu về di sản văn hóa phi vật thể cũng như những giá trị, đặc trưng và các hình thức sinh hoạt của nó, sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn này cần thường xuyên được trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tiến hành với những nội dung cụ

thể, thiết thực, gắn với đặc điểm của vùng miền cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm dân cư. Đa dạng các hình thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng với đối tượng cụ thể, thời gian tổ chức và thời lượng thực hiện phù hợp trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 40)