Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 84 - 88)

hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk

Di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng là cầu nối giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và là nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần được sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục, gìn giữ và phát huy trong hiện tại và tương lai.

Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI (2015-2020) đã quán triệt sâu sắc tinh thần trên và các cấp chính quyền trong tỉnh đã nghiêm túc thực hiện.

Trước thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay. Để khắc phục những tồn tại và phát huy mặt tốt hơn, hoạt động quản lý nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng Tây Nguyên một cách khoa học và có hệ thống, thông qua việc tư liệu hóa, nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.

Hai là, nâng cao vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Chú trọng nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn ngay chính trong đời sống cộng đồng.

Ba là, tiếp tục tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi nâng cao để đáp ứng nhu cầu thực tế. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.

Bốn là, không gian diễn xướng và việc quản lý hương dẫn cũng như việc bảo tồn nét đẹp truyền thống của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn là những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trên địa bàn tỉnh.

Năm là, tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương, xây dựng các tổ đội truyền thông và không ngừng nhân rộng các mô hình điểm.

Sáu là, tăng cường việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước đối với hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Di sản văn hóa của Nhà nước, Chỉ thị 08/CT-UB của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong toàn tỉnh.

Xác định di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng có khả năng điều tiết giữ cân bằng, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, giáo dục từ đó góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Căn cứ các chương trình, kế hoạch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tiến hành xây dựng đề án “Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2020” [45] có quy mô lớn nhất

từ trước đến nay (sau dự án Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015) [43]. Đề án nhằm gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, những phong tục tập quán tốt đẹp về lối sinh hoạt văn hóa Tây Nguyên với những định hướng mục tiêu cụ thể.

Hoàn thành nội dung kiểm kê di sản văn hóa cồng chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh nhằm xác định giá trị, số lượng (bài chiêng cổ, nghệ nhân truyền dạy) phục vụ quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong những giai đoạn tiếp theo.

Đến năm 2020, phấn đấu trên 70% buôn có đồng bào các dân tộc bản địa trên địa bàn toàn tỉnh có cồng chiêng.

Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống để tạo môi trường diễn xướng cho cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Khuyến khích trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống dân gian có sử dụng cồng chiêng.

Hỗ trợ cho 15 huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp truyền dạy về cách đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng cho thanh niên người dân tộc tại địa phương.

Mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ cho con em đồng bào các dân tộc bản địa trong toàn tỉnh, nhằm khơi gợi lòng đam mê hát dân ca, dân vũ cho các em, để lưu giữ nghệ thuật hát dân ca, dân vũ cho thế hệ kế cận.

Mở lớp truyền dạy chỉnh chiêng nhằm tìm những nghệ nhân có năng khiếu về khả năng thẩm âm các loại chiêng trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy kỹ năng chỉnh chiêng để lưu truyền kỹ năng chỉnh chiêng cho các thế hệ kế cận.

Tổ chức lớp truyền dạy sử thi để thế hệ trẻ có điều kiện tiếp xúc với nghệ thuật hát kể sử thi, từ đó giúp họ ý thức và yêu quý vốn văn hóa

truyền thống quý báu đang có nguy cơ mất hẳn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.

Thống kê, sưu tầm, ghi chép lưu giữ các bài chiêng cổ trong nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc bản địa (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tư liệu).

Thống kê số lượng nghệ nhân dân gian có khả năng truyền dạy đánh cồng chiêng, chỉnh (sửa) cồng chiêng và nhớ được các bài chiêng hiện có.

Xuất bản sách và đĩa CD về các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020 để phát hành đến buôn, làng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

Tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng ở các buôn làng trong cộng đồng và giữa 3 cụm trong tỉnh, tạo điều kiện để cộng đồng trình diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng với các cộng đồng khác ở trong và ngoài nước để đồng bào ý thức và tự hào, yêu quý các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Phối hợp với ngành du lịch khai thác và phát huy giá trị di sản hóa cồng chiêng Tây Nguyên văn một cách bền vững.

Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh và Trung ương tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị không gian văn hóa cồng chiêng.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng; đánh giá kết quả thực hiện đề án, định hướng bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tiếp theo.

Tiếp tục thực hiện các nội dung đã cam kết trong hồ sơ trình UNESCO, v việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng như việc từng bước khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk; giới thiệu, quảng bá giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk đến bạn bè trong và ngoài nước; gắn phát triển kinh tế với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)