Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 39)

văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cấp trung ương

Theo Nghị định 81/CP ngày 08/11/1993 Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa thông tin trong cả nước. Bộ có một số nhiệm vụ về quản lý di sản văn hóa phi vật thể cũng như di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như sau:

Định hướng nội dung các hoạt động về văn hóa – thông tin cho các tổ chức và công dân theo đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng các chính sách nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, khuyến khích những tài năng sáng tạo, phổ biến những giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học, nâng cao trình độ thẩm mỹ và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Tổ chức đào tạo bồi dưỡng các tài năng văn hóa nghệ thuật, trực tiếp quản lý trường đại học, cao đẳng và trung cấp về văn hóa nghệ thuật theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức, hướng dẫn việc sưu tầm, bảo quản, lưu trữ và phát huy những di sản văn hóa của các dân tộc anh em trong cả nước.

Hướng dẫn việc chỉ đạo và xây dựng các nếp sống văn hóa, các lễ hội, tổ chức vui chơi giải trí, hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật điện ảnh, báo chí, thông tin cổ động, hội chợ, triển lãm, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành về các hoạt động văn hóa, thông tin trong các nước.

Để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Bộ Văn hóa – Thông tin có 7 chức năng (Kế hoạch, Tài chính – Kế toán, Tổ chức cán bộ, Đào tạo, Hợp tác quốc tế, Thanh tra và Pháp chế) và 10 vụ, cục chuyên môn (Văn hóa dân tộc miền núi, Mỹ thuật, Thư viện, Báo chí, Bảo tồn bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, Điện ảnh, Xuất bản, Văn hóa – Thông tin cơ sở). Ngoài ra còn có 49 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (Trường học, Viện nghiên cứu, Nhà hát, Thư viện, Bảo tàng, Triển lãm, Báo, Khu sáng tác, Trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ, Nhà văn hóa) và một số doanh nghiệp văn hóa.

Trong quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần chú trọng đến tăng cường phân cấp và phát triển các hình thái tự quản. Với cấp Trung ương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa là:

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:

Quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;

Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; Đề nghị tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới;

Phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác; Cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài;

- Quyết định theo thẩm quyền:

Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức năng theo quy định của pháp luật;

Phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo pháp luật; phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt;

Thẩm định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật;

Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, làm bản sao di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với các di tích và nhân vật lịch sử.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Công nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có công giữ gìn, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.

Cấp địa phương

Chính quyền địa phương được giao trách nhiệm đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, bảo vệ tính đa dạng và tính thống nhất trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Cụ thể chính quyền địa phương thực hiện các nội dung quản lý sau:

Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương sau khi được phê duyệt;

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;

Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;

Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bản tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;

Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;

Tổ chức việc thu nhận, bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở điạ phương theo quy định của pháp luật;

Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân;

Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 39)