Cấp xã và công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

1.2. Động lực và tạo động lực làm việc của công chức cấp xã

1.2.1. Cấp xã và công chức cấp xã

1.2.1.1. Cấp xã

a. Khái niệm về cấp xã

Mỗi quốc gia đều được hình thành từ nhiều vùng đất, những tộc người

khác nhau từ những vùng đất khá lớn. Do vậy, chính quyền trung ương không đủ khả năng quản lý, điều hành tốt đối với mọi công việc nên buộc phải phân chia đất nước thành các đơn vị lãnh thổ nhỏhơn trong quốc gia mình và thành

lập ở đó chính quyền địa phương ở đó để thuận lợi cho việc quản lý và điều

hành ở địa phương. Mặt khác, sự phân chia hành chính như vậy sẽ giúp quản

lý đất nước một cách hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa

phương trong đất nước mình một cách hiệu quả nhất. Việc phân chia đơn vị như vậy còn để dân cư ở các địa phương với tư cách là chủ thể quyền lực tổ

chức thành các cơ quan nhà nươc ở địa phương. Các đơn vị hành chính được lập ra để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước. Cách thức phân chia này bảo đảm phản ánh lợi

ích cũng như đặc thù của từng địa phương.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Đơn vị hành chính là đơn vị được

phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để quản lý” [21,tr899]. Theo đó, đơn

vị hành chính (cấp hành chính) sẽ được hiểu là một bộ phận cấu thành của

lãnh thổ quốc gia, có ranh giới và phạm vi cụ thể vầ mặt không gian, các cấp

hành chính được phân chia để phục vụ cho quản lý nhà nước của bộ máy nhà nước.

Ở nước ta theo Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp

1992 vềcác đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thịxã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố

thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. [16]

Hệ thống hành chính nước ta là hệ thống hành chính với 4 cấp hành chính bao gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Như vậy: cấp xã hay còn gọi là cấp cơ sở là cấp hành chính lãnh thổ nhỏ

nhất và là cấp thấp nhất trong cơ cấu thứ bậc hành chính nhà nước ở địa

phương.

b. Chính quyền cấp xã.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015: “Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức ở các đơn vị hành chính

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa

phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung

thuộc trung ương, phường, thị trấn” [17]

Chính quyền cấp xã gồm có HĐND cấp xã và UBND xã được tổ chức

phù hợp với đặc điểm dân cư, xã hội của từng vùng như nông thôn, đô thị, hải

đảo, đơn vịhành chính – kinh tếđặc biệt.

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí

nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND ở cấp xã do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của

HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước

HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

1.2.1.2. Công chức cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (2008) quy định: Công chức cấp xã là công dân

Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chếvà hưởng lương từngân sách nhà nước. [18]

Trong điều kiện hiện nay, làm việc ở cấp xã còn có một lực lượng lao

động đặc biệt. Đó là những “công chức dự bị” của các cấp cao hơn được đưa

về làm việc tại cấp xã. Ngoài ra, còn có một lực lượng công chức về tăng cường cho cấp xã.

Trong pham vi của luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu

vào động lực làm việc của nhóm công chức cấp xã được quy định trong Luật

Cán bộ, công chức 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Công chức cấp xã đảm nhận

các chức danh chuyên môn sau: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng

– xây dựng – đô thị - môi trường (đối với phường, thị trấn), địa chính – xây

dựng –nông nghiệp –môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp –

hộ tịch; Văn hóa –xã hội. [4]

Dựa vào các khái niệm trên tác giả đưa ra khái niệm về tạo động lực làm

việc cho công chức cấp xã như sau: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp

xã là hệ thống các biện pháp, chính sách, cách thức của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã đểđộng viên, khuyến khích khả năng làm

việc của công chức cấp xã trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao vì lợi ích chung của xã hội, địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)