1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc
1.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân
1.3.1.1. Mục tiêu cá nhân trong phát triển nghề nghiệp
Trong bất cứ công việc nào người lao động luôn phải đặt ra cho mình
một mục tiêu để căn cứ vào đó mà đưa ra những định hướng, kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó và đặc biệt người công chức làm việc trong môi trường nhà nước thì mục tiêu trong công việc càng quan trọng đối với công
chức. Mục tiêu cá nhân là những gì người công chức đặt ra và mong muốn đạt
được mục tiêu đó. Trong công việc không phải lúc nào mục tiêu của tổ chức
và mục tiêu của người công chức đồng nhất nhau, thậm chí còn có sự trái ngược nhau không tương thích. Vì vậy, luôn phải dung hòa mục tiêu của các bên trong tổ chức, người công chức không đặt mục tiêu quá với năng lực bản
thân, công việc, còn mục tiêu của tổ chức không chỉ quan tâm đến mục tiêu
chung của tổ chức mà còn phải quan tâm đến mục tiêu của các thành viên
trong tổ chức mình. Điều này đòi hỏi vai trò của nhà quản lý trong tổ chức phải biết truyền tải niềm tin, mục tiêu của tổ chức với mục tiêu các cá nhân
trong tổ chức.
Vì vậy, sự phù hợp mục tiêu cho phép tập trung mọi sức mạnh của tổ
chức vào những điều có ý nghĩa quan trọng nhất. Đôi khi, việc phân bố mục
tiêu từ trên xuống sẽ không thực tế, vì khó có thể bao quát toàn bộ mối quan
tâm và đóng góp tiềm tàng của nhân viên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực phù hợp cho từng nhân viên trong tổ chức.
1.3.1.2. Nhu cầu, lợi ích cá nhân
Nhu cầu cá nhân rất đa dạng, mỗi người sẽ có những nhu cầu ở mức độ và hình thức khác nhau, những nhu cầu đó là không giới hạn và luôn có sự thay đổi theo thời gian. Có nhiều loại nhu cầu khác nhau nhưng có thể chung quy lại thành hai loại nhu cầu chính đólà: nhu cầu vất chất, nhu cầu tinh thần.
Hai loại nhu cầu trên thông thường nhu cầu vật chất thường xuất hiện trước,
khi xã hội phát triển thì đòi hỏi nhu cầu vật chất và tinh thần càng gia tăng nhanh và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Nhà quản lý phải nắm bắt được
nhân viên của mình cần gì nhất từ công việc để có thể đưa ra những quyết
định khuyến khích kịp thời để thỏa mãn nhu cầu của họ tốt nhất và trong
phạm vi năng lực cho phép của tổ chức mình.
Lợi ích là mức độ thỏa mãn của nhu cầu. Nếu không có nhu cầu thì cũng
sẽ không có những hành động để thỏa mãn nhu cầu đó và cũng không có lợi
ích được tạo ra. Khi đứng trước một nhu cầu về vật chất hay tinh thần, con
người sẽ nỗ lực làm việc, nhu cầu càng cao động lực tạo ra càng lớn tức là lợi
ích đạt được càng nhiều.
1.3.1.3. Năng lực cá nhân
Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó được diễn nhanh chóng, hiệu quả. Năng lực của con người bao gồm: kiến thức, kỹnăng, thái độ trong công việc. Năng lực của mỗi người là khác nhau và nó được hình thành trong các hoạt động xã hội. Nhà lãnh đạo cần biết được
năng lực của từng người trong tổ chức, biết được điểm mạnh, điểm yếu của họđểcó thể giao nhiệm vụcho các nhân viên của mình phù hợp với khảnăng
của họ để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, thời gian ngắn nhất. Nếu nắm bắt được khả năng, sở trưởng, năng lực của nhân viên và
giao cho họ những nhiệm vụ, công việc phù hợp với khả năng trên cở sở phát huy điểm mạnh sẽ làm họ yêu mến công việc, có động lực để hoàn thành tốt
công việc và gắn bó lâu dài với tổ chức và ngược lại nếu không năm bắt, tìm
hiểu vềnăng lực, khảnăng của nhân viên giao nhiệm vụkhông tương xứng có