1.2. Động lực và tạo động lực làm việc của công chức cấp xã
1.2.2. Các biểu hiện động lực làm việc của công chức cấp xã
1.2.2.1. Mức độ tham gia của người lao động vào công việc
Mức độ tập trung trong công việc: mức độ chuyên tâm vào công việc,
chuyên cần…
Mức độ nỗ lực để đạt được mục tiêu của tổ chức: Người lao động quan niệm mục tiêu chung của tổ chức cũng chính là mục tiêu của bản thân thì sẽ
nỗ lực hết sức vì sựphát triển của tổ chức.
Mức độ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoạt động chung của tổ
chức: làm việc nhóm, các hoạt động phong trào xã hội mà cơ quan tổ chức,
các đóng góp sáng kiến…
1.2.2.2. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc
Hiệu suất làm việc hay hiệu suất sử dụng thời gian làm việc luôn bắt đầu bằng mục tiêu. Khi mục tiêu được xác lập thì mức độ hoàn thành mục tiêu tương ứng.
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 = 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đượ𝑐 𝑞𝑢𝑦 đị𝑛ℎ
1.2.2.3. Mức độ nỗ lực trong viêc
khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mức độ tập trung, cường độ làm
việc…tất cả trên chính là sự nỗ lực trong công việc. Sự nỗ lực làm việc xuất
phát từ bên trong, từchính bản thân của người công chức khi họcó được sự ý
thức vềcông việc, mục đích, trách nhiệm đối với công việc.
1.2.2.4. Mức độquan tâm đến nghề nghiệp
Đây là tiêu chí phản ánh mức độ hài lòng, thoải mãn của công chức đối với ví trí công việc mà mình đang công tác. Khi người lao động nói chung và công chức cấp xã nói riêng, họ cảm thấy yêu thích công việc đang làm, họ
thấy thoải mái, họ cảm thấy nơi làm việc như gia đình thứ hai của mình thì họ
sẽ cống hiến và tận tâm làm việc.
1.2.2.5. Mức độhoàn thành công việc
Hiệu quả là thước đo của mức độ hoàn thành công việc biểu hiện thông qua các chỉ số đánh giá động lực làm việc như kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, tiêu chí về số lượng, thời gian lao động, số lượng đầu việc thực hiện, tiêu chí về chất lượng giải quyết công việc.
Mức độhoàn thành công việc được giao được tính theo công thức sau: 𝑀ứ𝑐 độ ℎ𝑜à𝑛 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 =𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 ℎ𝑜à𝑛 𝑡ℎà𝑛ℎ
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 đượ𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑜
1.2.2.6. Tính chủđộng, sáng tạo trong công việc
Tính chủ động sáng tạo trong công việc được đánh giá bằng mức độ
tham gia hoạt động chung, tính tự giác, tự chủlàm việc, thể hiện ham muốn, nhu cầu làm việc, cống hiến, tinh thần trách nhiệm giải quyết các công việc.
Khi có động lực trong công việc người lao động, người công chức luôn luôn
sẵn sàng đón nhận các công việc được giao và hoàn thành tốt nhất trong khả năng có thể mà không cần phải bất cứ sự giám sát chặt chẽ nào. Bên cạnh đó
sự chủ động, sáng tạo trong công việc được thể hiện ở việc lập kế hoạch cho
kế hoạch chung của tổ chức một cách hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng
nhất.