Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

2.1. Tổng quan về huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quốc Oai là huyện phía Tây của thủđô Hà Nội, có 21 đơn vịhành chính

trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã, cách trung tâmthành phố khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp

tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ, với diện tích: 146,75 km2.

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quốc Oai theo số liệu thống kê năm 2014 dân số 160.190 người, thành phần dân tộc có người Kinh, người Mường (ở 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn)

trong đó người Kinh chiếm đại đa số.

Quốc Oai là huyện có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa với nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính trong lịch sử; trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc

(sau là Phúc Thọ). Năm 1831 tách huyện Từ Liêm về Hà Nội. Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1965, thuộc tỉnh Hà Tây, đến năm 1975, thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ 12/8/1991, huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây. Ngày 1/8/ 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội, và

tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Huyện Quốc Oai có Chùa Thầy, một di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài, hàng năm có hàng vạn du khách tới thăm quan và lễ chùa.

Huyện Quốc Oai kinh tế thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, bên cạnh việc phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, có thể thấy huyện có địa bàn tương đối rộng, cộng thêm và vùng chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng có xã có đồng bào dân tộc nên tính chất đa dạng trong văn hóa ở cấp xã. Quốc Oai là vùng đất có nền văn hóa rất đặc sắc, truyền thống của xứ Đoài nên bản thân chính quyền cấp xã nói chung, đội ngũ công chức cấp xã chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã sâu sắc, có tính cố kết cộng đồng rất cao. Chính vì vậy, động lực làm việc của công chức cũng chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa. Người công chức mong muốn được đóng góp cho quê hương, làng xã để được sự ghi nhận của làng, đó là sự tự hòa, vinh dự mà mỗi người công chức. Và chính đặc điểm đó khi tạo động lực cho công chức cấp xã thì người lãnh đạo cần chú ý đến sự khích lệ, động viên về tinh thần, sự ghi nhận sự đóng góp của họ đối với địa phương công tác trước làng xã đây là nguồn động lực to lớn để công chức cấp xã cống hiến hết mình.

Trong huyện, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo vì vậy, kinh tế trong huyện còn chưa phát triển tương xứng với vị trí tự nhiên,thu nhập của người dân nói chung còn thấp, đời sống của người dân và công chức cấp xã còn khó khăn, trong khi đó nguồn ngân sách có hạn vì vậy

những chính sách tạo động lực trong huyện đặc biệt bằng biện pháp kinh tế sẽ không thể dồi dào được. Do vậy, cần phải chú trọng và vận dụng hài hòa giữa

biện pháp tạo động lực bằng kinh tế và phi kinh tế.

2.1.3. Đặc điểm công chức cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Về số lượng công chức cấp xã huyện Quốc Oai hiện nay là 227 công chức chiếm xấp xỉ 0,142% tổng dân só trên toàn huyện. Trong đó công chức Nam giới là 154 người chiếm 67,8%. Công chức là nữ giới là 73 người chiếm

32,2%.

- Đặc điểm về tuổi:

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về tuổi của công chức cấp xã huyện Quốc Oai

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Quốc Oai)

Về độ tuổi của công chức cấp xã huyện Quốc Oai theo số liệu thì công chức từ 30 tuổi trở xuống là 49 người chiếm 21,6% tổng số công chức. Công chức từ 31 tuổi đến 40 tuổi là 90 người chiếm 39,6% tổng số công chức của huyện. Hai mức tuổi này là thời kỳ công chức ở độ tuổi trẻ và đóng góp, công hiến tốt nhất về cả thể lực, trí lực cho hoạt động công vụ.

Ở độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi công chức cấp xã toàn huyện có 45 người chiếm 19,8%, và số công chức cấp xã của huyện ở độ tuổi trên 50 là 43 người (trong đó công chức nam từ 51 đến 60 tuổi là 16 người, nữ từ 51 đến 55 tuổi là 27 người) chiếm 19% tổng số công chức cấp xã trong toàn huyện.

Về độ tuổi của công chức cấp xã của huyện Quốc Oai có thể đánh giá

21.6%

39.6% 19.8%

19%

Đặc điểm về tuổi của công chức cấp xã huyện Quốc Oai

Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Trên 50

khá trẻ và hàng năm liên tục được bổ sung thêm công chức trẻ lấy từ nguồn công chức mà thành phố Hà Nội đang đào tạo.

- Về trình độcủa công chức cấp xã huyện Quốc Oai + Trình độ đào tạo chuyện môn

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Quốc Oai

(Nguồn : phòng Nội vụ huyện Quốc)

Qua biểu đồ ta thấy, về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Quốc Oai đại đa số được đào tạo, trong đó số lượng công chức có trình sau đại học là 12 công chức chiếm 5,3%, số lượng công chức có trình độ đại học là 149 công chức chiếm 65,5% một tỷ lệ khá cao, số công chức tốt nghiệp cao đẳng là 17 người chiếm 7,5% công chức, số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp là 40 người chiếm 17,6% tổng số công chức, số lượng công chức qua đào tạo là 9 công chức chủ yếu là những công chức đã cao tuổi đang chờ nghỉ hưu. Có thể nói, trình độ chuyên môn đào tạo trong huyện khá cao đây là một lợi thế, tuy nhiên nó chưa phản ánh hết được chất lượng, năng lực thực thi công vụ. 5.3% 65.6% 7.5% 17.6% 4%

Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Quốc

Oai

Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

2.2. Thực trạng động lực của công chức cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Như đã phân tích ở Chương 1động lực làm việc là nhân tố quan trọng

thúc đẩy con người nói chung, công chức cấp xã nói riêng làm việc một cách tích cực, hiệu quả, tự nguyện. Động lực làm việc giúp công chức làm việc

hăng say, nỗ lực hết mình để cống hiến cho công việc. Có thể nói, rất khó để đo lường, định lượng một cách chính xác về động lực làm việc của công chức cấp xã huyện Quốc Oai vì còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, khách quan, điều kiện kinh tế, đặc điểm của từng địa phương khác nhau trong

huyện. Vì vậy, tác giả đã tiến hành điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu với các công chức quản lý, công chức phụtrách vềcông chức cấp xã tại phòng Nội vụ

huyện, các cán bô, công chức cấp xã, người dân địa phương để thu thập

thông tin, so sánh thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 49 - 53)