Mức độ yên tâm với vị trí làm việc của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

2.2.3.1. Mức độ yên tâm với công việc của công chức cấp xã

Do đặc thù công việc trong cơ quan nhà nước có tính ổn định nên về

mức độ yên tâm với vị trí làm việc của các công chức nói chung là có tâm lý ổn định, an tâm. Và thực tế khảo sát tại huyện Quốc Oai đối với công chức cấp xã ở đây cũng không phải là ngoại lệ kết quảnhư sau:

Biểu đồ 2.5. Mức độ yên tâm với vị trí công tác của công chức cấp xã

(Nguồn số liệu tác giảđiều tra tại huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội)

Qua biểu đồ cho ta thấy, về mức độ yên tâm với với vị trí công tác của

công chức cấp xã trong huyện Quốc Oai với tỷ lệ 10,7% công chức cảm thấy rất yên tâm với vị trí công tác của mình, 24,9% công chức cảm thấy an tâm

với ví trị công tác hiện nay, và 44,9% công chức cảm thấy bình thường với vị trí công tác như hiện nay. 16,6% công chức không yên tâm với vị trí công tác

của mình. Các công chức khi được khảo sát nhìn chung đều cảm thấy yên tâm

với vị trí công tác với đặc thù tính ổn định của người làm công chức, vẫn có

10.7%

24.9%

44.9% 16.6%

2.9%

Mức độ yên tâm với vị trí công tác của công chức cấp xã

Rất yên tâm Yên tâm Bình thường Không yên tâm Rất không yên tâm

một số công chức chưa yên tâm với công việc hiện tại cũng tỷ lệ khá cao do

nhiều nguyên nhân như họ cảm thấy phải bận tâm nhiều việc từ kinh tế, gia

đình do thu nhập còn thấp. Tuy nhiên, đại đa số vẫn cảm thấy ổn định, chính

sự không có thay đổi trong vị trí công tác khiến tâm lý ỷ lại, chấp nhận với ví trí hiện tại vô hình chung đã triệt tiêu động lực làm việc của công chức.

2.2.3.2. Sự gắn bó với công việc

Người lao động thường muốn gắn bó với một công việc khi cảm thấy

công việc đó thực sự hợp với bản thân, phù hợp với tính cách và sở trường của họ. Khi người lao động muốn gắn bó với công việc, với tổ chức thì họ sẽ luôn tận tâm, nỗ lực hết mình cho sựphát triển của tổ chức và coi tổ chức như ngôi nhà thứ hai của mình. Nếu người lao động không muốn gắn bó với công

việc và muốn rời khỏi tổ chức thì hậu quả là họ cảm thấy chán nản với công

việc, làm việc kém hiểu quả và dẫn đến kết quả công việc luôn thấp. Vậy sự

gắn bó với công việc là yếu tố quan trọng làm nên sự hiệu quả của công việc

và sự phát triển của tổ chức nói chung. Đặc biệt trong cơ quan nhà nước thì người công chức có luôn muốn gắn bó với cơ quan mình để được cống hiến

đóng góp vào sựphát triển của cơ quan thì hiệu quảcông việc mới cao được. Thực tế khảo sát đối với công chức cấp xã tại huyện Quốc Oai với câu

hỏi “Ông/bà có ý định muốn rời bỏ công việc hiện nay hay không?”kết quả

nhận được là:

Lựa chọn phương án trả lời Tỷ lệ (%)

Có 35,5

Không 64,5

Bảng 2.1. Tỷ lệcông chức cấp xã muốn rời bỏcông việc

(Nguồn số liệu tác giảđiều tra tại huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội)

Có thể nhận xét rằng, tỷ lệ công chức muốn rời bỏ công việc hiện tại để tìm một cơ hội nghề nghiệp khác trên địa bàn là rất cao chiếm 35,5 số người

khi được hỏi muốn rời bỏcông việc hiện tại, và 64,5 số công chức vẫn muốn gắn bó với công việc hiện tại. Sốcông chức cấp xã muốn rời bỏ công việc lại tập trung chủ yếu ở những công chức trẻ tuổi từ 26 đến 35 tuổi. Mặt khác

những công chức cấp xã có trình độ chuyên môn cao từ đại học và sau đại học chiếm số đông trong nhóm người muốn rời bỏ công việc hiện tại. Đặc biệt,

trong giai đoạn từ 2012 đến nay thành phốHà Nội thực hiện thí điểm đào tạo nguồn công chức cấp xã, phường, thị trấn để nhằm nâng cao chất lượng đội

ngũ công chức cấp xã, đây là những công chức rất trẻ, trình độ đại học trở lên được tuyển chọn kỹ càng, đào tạo bài bản hai năm trước khi nhận nhiệm vụ công tác.Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc tại cấp xã họ muốn rời bỏ công việc hiện tại để tìm môi trường năng động. Qua đó, ta thấy được yếu tố động lực làm việc ở đây có ảnh hướng rất lớn đến tâm lý gắn bó lâu dài với tổ

chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)