Đối tượng, nội dung, các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 25 - 27)

- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia

1.1.4. Đối tượng, nội dung, các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh

chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa nước ta và nước xuất hoặc nhập cảnh người có liên quan. Tính đến tháng 8/2016, nước ta đã ký hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh với 82 nước, trong đó với

79 nước Hiệp đinh, thỏa thuận đã xác định ngày có hiệu lực, 03 nước chưa xác định ngày có hiệu lực: Cô-xta Ri-ca, Bô-li-vi-a, Ét-xtô-ni-ạ Thời gian tới nước ta tiếp tục ký kết các hiệp định song phương và đa phương về các vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiếp nhận thông tin và hỗ trợ các nước khác trong việc xử lý các trường hợp vi phạm qui định về Quản lý xuất nhập cảnh và quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoàị Ngược lại, một số nước cũng đã hỗ trợ ta trong việc cung cấp thông tin, xử lý các đối tượng vượt biên trái phép, trốn ra nước ngoài, trốn ở lại nước ngoài hay vi phạm các qui định về xuất nhập cảnh khác…

1.1.4. Đối tượng, nội dung, các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh hoạt động xuất nhập cảnh

* Đối tượng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh bao gồm:

- Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam,

- Công dân Việt Nam ở trong nước xuất cảnh, nhập cảnh; công dân Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam.

* Nội dung quảnlý nhà nước về xuất nhập cảnh bao gồm:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,

- Thực hiện các hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh như: ban hành các loại mẫu giấy tờ, cấp, đổi, thu hồi, hủy các giấy tờ cho phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật,

- Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,

- Thực hiện hợp tác quốc tế, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

* Cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnhbao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh trên phạm vi cả nước. Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

- Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh. Bộ Công an giao cho Cục quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu thuộc Tổng cục An ninh là lực lượng chuyên trách trực tiếp quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh. Ở Công an tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tùy theo yêu cầu của công tác quản lý xuất, nhập cảnh mà tổ chức các phòng hay đội quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện công tác nàỵ

- Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các bộ khác và cơ quan ngang bộ có

trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhtheo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh ở địa phương

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việt thi hành pháp luật về xuất nhập cảnh đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)