- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia
2.4.2. Hoạt động kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng
không quốc tếNội Bài
Quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh nói chung bao gồm các nội dung công tác như: xét duyệt nhân sự, cấp hộ chiếu cho công dân xuất cảnh ra nước ngoài; quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài; quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu; kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh. Còn quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu gồm các khâu công tác: kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ (hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu) có giá trị xuất nhập cảnh; kiểm tra nhân sự; giám sát xuấtcảnh,nhập cảnh; tiếp nhận người Việt Nam hồi hương; kiểm tra, xử lý vi pháp pháp luật trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài; cấp thị thực và chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nước ngoàị
- Kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh.
Kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh là việc kiểm tra, xác định tính hợp lệ của hộ chiếu, giấy tờ, thị thực làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với người đủ điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh; thông qua đó, phát hiện những hành vi vi phạm quy chế xuất nhập cảnh để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thờị Mục đích của việc kiểm soát giấy tờ có giá xuất nhập cảnh là nhằm đảm bảo chỉ những người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được xuất cảnh, nhập cảnh. Thông qua công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm quy định pháp luật về xuất nhập cảnh. Yêu cầu của công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh là phải chặt chẽ, chính xác, không để lọt các đối tượng, hành vi vi phạm.
Phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh là máy đọc hộ chiếu và các thiết bị kiểm tra tại bục kiểm soát như: đèn tia tím, đèn chiếu xiên, kính phóng đạị.. Máy đọc hộ chiếu không những được sử dụng vào việc đọc, lưu thông tin nhânsự (họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếụ..) của người xuất cảnh, nhập cảnh vào hệ thống dữ liệu, mà còn có khả năng kiểm tra mã chuẩn ICAO của hộ chiếu, từ đó có thể phát hiện các hộ chiếu giả. Ngoài ra, tại Công an Cửa khẩu Nội Bài
còn có một phòng kỹ thuật, với hệ thống máy giám định giấy tờ hiện đại, cùng chương trình phần mềm quản lý, khai thác dữ liệu mẫu hộ chiếu các nước.
Trong quá trình kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh, cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu xác định sự đồng nhất giữa người xuất cảnh, nhập cảnh với thông tin trong giấy tờ họ sử dụng. Việc kiểm tra, đối chiếu dựa trên các đặc điểm trên ảnh và thông tin trong giấy tờ với đặc điểm của người xuất cảnh, nhập cảnh. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh là xác định tính hợp lệ của giấy tờ: giấy tờ của khách thuộc loại nào (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, thẻ ABTC, giấy miễn thị thực); cơ quan cấp, ngày và nơi cấp, thời hạn sử dụng; có đầy đủ chữ ký của cơ quan cấp không, chữ ký, hình dấu trong hộ chiếu có đúng mẫu đã thông báo không hay có sự giả mạo, giá trị thời gian của hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng hay không, hộ chiếu có bị sửa chữa, tẩy xóa, thay trang, đổi ảnh không... Sau khi xác định giấy tờ hợp lệ, khách đủ điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh, cán bộ quản lý xuất nhập cảnh thực hiện kiểm chứng vào giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh.
Nhìn chung, công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài luôn được Cục An ninh cửa khẩu, Công an Cửa khẩu Nội Bàiquan tâm đầu tư, coi đây là nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: Ưu tiên bố trí những cán bộ có trình độ năng lực làm công tác kiểm soát; công tác bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao kỹ năng kiểm soát giấy tờ cho kiểm soát viên được tổ chức hằng năm; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật cũng tập trung phục vụ cho công tác này; quy trình kiểm soát luôn được nghiên cứu cải tiến, đảm bảo các yêu cầu vừa nhanh chóng, thuận lợi cho người xuất cảnh, nhập cảnh, vừa chặt chẽ, không để lọt đối tượng, hành vi vi phạm. Thông qua công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh, từ năm 2010 đến 2015, Công an Cửa khẩu Nội Bài đã phát hiện
trên 1046 đối tượng là người Việt Nam và 139 người nước ngoài sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả; 3236 người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn,
648 người nước ngoài nhập cảnh không có thị thực, 29 người không có hộ chiếu; 2154 trường hợp người Việt Nam sử dụng hộ chiếu của người khác, hộ chiếu hết thời hạn, bị hủy giá trị sử dụng, hộ chiếu bị hỏng, sửa chữa, tẩy
xóa hoặc không có hộ chiếu...khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Tuy nhiên, công tác kiểm soát giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập: tỷ lệ phát hiện hộ chiếu, giấy tờ giả mới chỉ đạt khoảng 80%; còn nặng về hành chính đơn thuần, chưa mang tính nghiệp vụ cao; trình độ kiểm soát của một số cán bộ, chiến sỹ còn hạn chế; còn có tình trạng lọt đối tượng sử dụng hộ chiếu giả, lọt hành vi vi phạm...
- Kiểm tra nhân sự xuất cảnh, nhập cảnh.
Kiểm tra nhân sự xuất cảnh, nhập cảnh là việc đối chiếu, đồng nhất các yếu tố nhân sự của người xuất cảnh, nhập cảnh (người Việt Nam và người nước ngoài) với danh sách đối tượng trong cơ sở dữ liệu máy tính nhằm xác
định người chưa được xuất cảnh, người chưa cho nhập cảnh, người tạm hoãn xuất cảnh để kịp thời áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp
luật. Đối tượng cần phát hiện thông qua công tác kiểm tra nhân sự tại cửa khẩu được quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, cụ thể:
- Người Việt Nam chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp
có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó; vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan; vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
- Người nước ngoài chưa cho nhập cảnh Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp: Không đủ điều kiện nhập cảnh như không có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc thị thực; trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; vì lý do phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hộị
- Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh; chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; vì lý do quốc phòng, an ninh.
Các yếu tố nhân sự làm căn cứ xác định sự đồng nhất gồm ảnh và các yếu tố thông tin cơ bản của người xuất cảnh, nhập cảnh, gồm: họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, giới tính. Trong đó, ảnh, họ tên, ngày/tháng/năm sinh là những yếu tố quan trọng nhất cho việc xác định tính
đồng nhất, các yếu tố khác chỉ có tính chất bổ trợ, giúp cho việc xác định tính đồng nhất có căn cứ vững chắc hơn.
Công tác kiểm tra nhân sự người nhập cảnh, xuất cảnh tại cửa khẩu Nội
Bài được kiểm soát viên tại các bục tiến hành như sau:
- Kiểm soát viên trực tiếp nhận hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của khách xuất trình để làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh và kiểm tra xác định tính hợp lệ của hộ chiếu, giấy tờ, thị thực và điều kiện, thủ tục xuất nhập cảnh;
- Nhận dạng, đối chiếu xác định sự đồng nhất giữa khách xuất, nhập cảnh và ảnh trong hộ chiếu, giấy tờ khách sử dụng; đối chiếu giữa họ tên trong hộ chiếu với họ tên ghi trên thẻ lên tàu bay của khách;
- Nhập chính xác, đầy đủ các thông tin nhân sự của người xuất cảnh, nhập cảnh vào máy tính, sau đó thực hiện thao tác để chương trình tự động kiểm tra; thông tin nhân sự của người xuất cảnh, nhập cảnh được cập nhật vào hệ thống dữ liệu xuất nhập cảnh và được kiểm tra, đối chiếu theo phương pháp truy nguyên đồng nhất các thông tin về họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số hộ chiếu, quốc tịch, giới tính; kết quả kiểm tra, đối chiếu được hiển thị trên
máy giám sát; cán bộ giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định những thông tin do hệ thống thông báo, nếu kết luận đúng đối tượng thì gửi thông báo qua hệ thống mạng tới bục kiểm soát, nơi người xuất cảnh, nhập cảnh đang làm thủ tục.
- Khi nhận được thông báo đối tượng “CẤM” hiển thị trên màn hình, kiểm soát viên dừng làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh, bàn giao người
cùng hộ chiếu, giấy tờcho bộ phận xử lý theo quy định.
- Khi nhận được thông báo đối tượng “ĐƯỢC PHÉP” thì kiểm soát viên đóng dấu kiểm chứng xuất cảnh, nhập cảnh vào hộ chiếu, thị thực rời
hoặc giấy miễn thị thực dạng quyển và thẻ lên tàu bay cho khách, đóng dấu “USED” vào thị thực nếu thị thực hết giá trị sử dụng;
- Một lần nữa nhận dạng, đối chiếu xác định sự đồng nhất giữa khách
với ảnh trong hộ chiếu, giấy tờ trước khi trả hộ chiếu, giấy tờ cho khách.
Qua công tác kiểm tra nhân sự xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng HKQT
Nội Bài, Công an cửa khẩu Nội Bài đã phát hiện nhiều đối tượng thuộc diện chưa được xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh, trong đó có nhiều đối tượng truy nã lợi dụng xuất cảnh để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Từ năm 2010 đến 2015, Công an Cửa khẩu Nội Bài đã phát hiện 85 đối tượng thuộc diện cấm nhập và 536 đối tượng thuộc diện cấm xuất cảnh theo quy định. Điển hình là ngày 20/5/2011, qua công tác kiểm tra nhân sự, Công an cửa khẩu Nội Bài phát hiện đối tượng Ngô Đình Quang, sinh ngày 04/05/1941, trú tại 410 - C2, tập thể Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội là đối tượng truy nã của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hải Phòng từ năm 2002. Đối tượng đã nhiều lần xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ và chỉ bị phát hiện khi xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng HKQT Nội Bàị Đồn đã lập biên bản dừng xuất cảnh, bàn giao cho Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hải phòng bắt giữ đối tượng theo đúng thủ tục tố tụng hình sự. Qua công tác kiểm tra nhân sự, cơ quan an ninh đã phát hiện, dừng xuất cảnh một số đối tượng chống đối trong nước như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... lợi dụng đường xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, đồng thời kịp thời ngăn chặn các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Có thể nói, kết quả công tác kiểm tra nhân sự người Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã góp phần ngăn chặn
nhiều đối tượng lợi dụng đường xuất cảnh, nhập cảnh hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, phạm tội hình sự... Tuy nhiên, công tác kiểm tra nhân sự vẫn còn một số tồn tại, bất cập: chương trình phần mềm kiểm tra nhân sự còn có mặt hạn chế dẫn đến lọt đối tượng (ví dụ: Nguyễn Thị Hường, người yêu của Nguyễn Tiến Trung, đối tượng thuộc tổ chức phản động trong giới học sinh du học tại Pháp) hoặc không phát hiện được các đối tượng thay đổi họ tên (ví dụ:Phạm Hồng Dưỡng, sinh 1980, nhân viên chi nhánh Ngân hàng Quân đội, là đối tượng truy nã của Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng, sử dụng hộ chiếu giả mang tên Phạm Văn Tuấn, sinh năm 1979, xuất cảnh sang Nga
nhưng bị lực lượng biên phòng Nga phát hiện, đẩy trở lại Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 21/07/2011). Đặc biệt là các đối tượng Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân – “Ủy viên Trung ương Việt Tân” đã sử dụng thủ đoạn thay tên, đổi họ để xâm nhập về nước mà không bị phát hiện. Thông tin của một số đối tượng trong hồ sơ chưa được xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh còn thiếu so với quy định, cho nên rất khó khăn trong việc so sánh, đối chiếu, xác định đối tượng, dễ xử lý oan sai hoặc lọt đối tượng.
- Công tác giám sát hoạt độngxuất cảnh, nhập cảnh
Công tác giám sát xuất nhập cảnh là việc kiểm tra, theo dõi, quan sát bằng các biện pháp công khai hoặc bí mật tại cửa khẩụ Mục đích của công tác giám sát xuất nhập cảnh là bảo vệ an toàn cho người xuất cảnh, nhập cảnh và đảm bảo hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động của các đối tượng lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh gây nguy hại đến an ninh quốc gia tại Cảng HKQT Nội Bàị Đối tượng của công tác giám sát là người nước ngoài, người Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh, kể cả những người làm nhiệm vụ trên
các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, những người không phải là khách xuất cảnh, nhập cảnh nhưng có khả năng lợi dụng sự có mặt ở khu vực cửa khẩu
cảng hàng không quốc tế để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh hoặc có hoạt động xâm phạm an ninh quốc giạ
Tại Cảng HKQT Nội Bài, công tác giám sát xuất nhập cảnh được tiến hành ở 2 khu vực: Khu vực cách ly và khu vực máy bay đỗ. Tại khu vực cách ly (khu vực cách ly xuất cảnh, khu vực cách ly nhập cảnh) được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ giám sát thực hiện nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ khu vực cách ly